Sử dụng bút soạn thảo gọi là văn viết, dùng miệng nói lên gọi là văn nói. Văn viết phải có tình
116
tiết để thưởng thức, văn nói phải bàn luận xuất sắc êm tai, mới có thể khắc sâu vào lòng người, mong họ nhận hiểu. Nếu không thì tình tiết mâu thuẫn khó trình bày thông suốt, nói năng ấp úng chẳng diễn đạt rõ ý nghĩa, hoặc thêm cành sanh lá, lê thê dài dòng, mất hết nghệ thuật thẩm mĩ, khiến cho thính chúng phiền chán, thì làm sao có thể mong họ tiếp nhận. Lời nói trình bày được chuẩn xác thích hợp, là do suy nghĩ thuần thục nội dung bài giảng, vấn đề này đã được trình bày sơ lược ở mục trước, có thể tham khảo thêm. Song cần phải biết như thế nào là sai lầm để tránh, tránh được sai lầm thì dù nội dung bài giảng chẳng đạt mức cao, nhưng cũng không đến nỗi tệ. Nay ghi vài điều để tham khảo.
1. Chẳng hợp với phương pháp trong các mục đã nói ở trước.
2. Một việc nêu lên hai ví dụ, hoặc trích dẫn hai mẫu chuyện (một chánh một phản thì được), và bao gồm tất cả văn trùng lặp.
3. Nói nhiều về ý phụ, ít nói ý chính; trước khít khao sau lỏng lẻo.
4. Sự lý, chính phụ, tiết đoạn, tầng bậc hỗn tạp chẳng rõ ràng.
117
6. Lời văn không phù hợp đề tài.
7. Nêu ví dụ và mẫu chuyện… nội dung gượng gạo chẳng phù hợp với đề tài.
8. Chưa hiểu rõ ràng nghĩa lý những câu trong kinh sách, chỉ dựa trên văn từ để đoán nghĩa, thế mà tùy tiện đưa vào làm dẫn chứng.
118
Chương III
NGHI THỨC TƯ THÁI
A. LỄ TIẾT KHI LÊN TÒA
Việc giảng dạy có khi chỉ một buổi, có khi giảng lâu dài, trường hợp nào cũng đều có lễ tiết khi bước lên tòa. Trường hợp chỉ giảng một buổi, nếu xét thấy đó là đoàn thể Phật giáo, trước nên hướng về tượng Phật chắp tay cung kính; đối với di ảnh các vị lãnh tụ và cờ Tổ quốc, đều chắp tay cũng chẳng ngại (nếu không có người điều khiển chương trình, chỉ cần hướng chung chung kính lễ, chẳng cần phân biệt trước sau). Kế tiếp hướng về chủ hội, tân khách theo thứ tự hành lễ. Khi đến chỗ giảng rồi, đối với thính chúng cũng lễ như thế. Nếu như chẳng phải đoàn thể Phật giáo, chỉ treo di ảnh các vị lãnh tụ và cờ Tổ quốc, thì có thể cúi chào, hướng về chủ hội, tân khách thính chúng cũng cúi chào giống như vậy.
119
Trường hợp giảng lâu dài, phân biệt có phải đoàn thể Phật giáo, có tượng Phật không? Có di ảnh các vị lãnh tụ và cờ Tổ quốc không? Mỗi lần diễn giảng, chỉ cần thực hiện theo nghi thức thông thường. Chỗ giảng này nếu không có người chủ hội, cũng không có tân khách, thì chỉ hướng về thính chúng chắp tay, hoặc cúi chào mà thôi.
B. OAI NGHI TRƯỚC KHI GIẢNG
Bước lên đài hướng về phía trước, cần phải có thái độ hoà nhã trang trọng. Trước hết nhìn khắp tất cả thính chúng trong hội trường, thái độ giữ tự nhiên, làm cho mỗi người có cảm giác người giảng dồn hết tinh thần vào mình. Trước khi giảng chẳng nên cười, bước lên đài đứng yên một vài giây, đợi cho thính chúng ổn định trật tự xong, từ từ mở lời.