Điều kiện cơ bản để giảng dạy cho tốt là đọc sách thường ngày, học rộng hiểu biết sâu sắc, tự nhiên có thể thực hiện một cách suôn sẻ. Song để bài giảng được tỉ mỉ tường tận, vẫn phải căn cứ thực tế để có cách làm xác đáng ổn thoả, cho nên cần có đủ kinh sách để tham khảo, nhất định chẳng
61
thể thiếu ba loại sách này: một là sách chú sớ, hai là tự từ điển, ba là các sách có nội dung phân loại, và phải thường đặt ở đầu bàn, để tiện tay tra cứu. Đối với chú sớ của kinh nên dựa theo soạn thảo của người xưa, vì chú sớ của người xưa đều chính xác và thuần nhất, do các vị phần nhiều là người có chứng đắc, hơn nữa thường là tổ sư của các tông phái, lời nói lưu xuất từ trong chân tánh, văn chương ghi lại từ công phu tu tập, cho nên lời nói có thể khế hợp với tâm Phật, văn từ cũng thuần nhất không sai lầm, dứt khoát chẳng thể hướng dẫn người vượt ngoài phép tắc, cũng chẳng thể dẫn dắt người vào chỗ độc hại.
Nếu ngại chú sớ của người xưa sâu sắc khó hiểu, hoặc cảm thấy bản sớ đơn giản sơ lược, nên chọn thêm bản chú sớ của các vị gần đây, kết hợp để đối chiếu cũng là điều cần thiết. Do lời văn của các bản chú giải gần đây thuộc văn hiện đại, lời nói được sử dụng là lời nói hiện đại, nên tự nhiên giảm bớt điểm không phù hợp. Tuy là trích lấy văn từ, cũng cần để ý đến tác giả soạn thảo, bởi hàng tăng hay tục có lòng nhiệt thành tu học, thì lời nói việc làm nhất định có thể làm mô phạm. Các vị ấy soạn thảo chú thích, tuy sử dụng văn mới hiện nay, nhưng chắc chắn các vị ấy chẳng dám trái với giáo
62
lý chân chánh.
Sách học chữ như: Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa,
tự điển Khang Hy… ; sách học từ như: từ điển Phật Học, Pháp Tướng từ điển, Từ Nguyên, Từ Hải…; từ điển về tên người, nơi chốn, động thực vật… có khi cũng cần đến. Dạng sách có nội dung phân loại như: Pháp Uyển Châu Lâm, Phật Tổ Thông Tải, Thái Bình Ngự Giám… và Bách Khoa Toàn Thư có lúc cũng cần tra cứu. Những sách kể trên chỉ số ít đơn giản, chớ cho đầy đủ những bộ này là đã đối phó thong dong, chẳng qua tốt hơn người không có tư liệu gì mà thường đoán bậy nói càn.