5. Kết cấu luận văn
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo các khái niệm cho thấy có 19 biến quan sát đạt tiêu chuẩn và được đưa vào thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp trích nhân tố là Principal Components với phép quay Varimax nhằm phát hiện
a. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 15 biến quan sát của các biến độc lập (theo mô hình lý thuyết).
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,731 > 0,5 điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 1893 với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05, như vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện phân tích nhân tố.
Kết quả phân tích cho thấy 15 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 04 nhóm.
- Giá trị tổng phương sai trích = 72,091% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 07 nhân tố này giải thích 67,226% biến thiên của dữ liệu khảo sát.
- Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 4 có Eigenvalues (thấp nhất) = 1,764> 1.
Bảng 3. 11. Kết quả phân tích các nhân tố độc lập
Biến 1 2 3 4 ML1 0,844 ML4 0,833 ML2 0,831 ML3 0,82 NV1 0,848 NV4 0,84 NV2 0,819 NV3 0,775 TC1 0,833 TC2 0,802 TC4 0,716 TC3 0,709 GC1 0,868
Biến 1 2 3 4
GC3 0,796
Eigenvalues 3,167 2,808 2,345 1,764
KMO= 0,731>0,5
P-value (Barlett test) = 0,000 < 0,05 Tổng phương sai trích = 67,226%>50
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả xử lý trên phần mềm SPSS 20) b. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc
Các biến quan sát của khái niệm “Hài lòng của khách hàng” được phân tích theo phương pháp Principal components với phép quay Variamax. Các biến có hệ số tải nhân tố < 0.5 không đảm bảo được độ hội tụ với các biến còn lại trong thang đo sẽ bị loại bỏ.
Hệ số KMO = 0,779> 0,5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả kiểm định Barlett’s là 1661 với mức ý nghĩa sig = 0,000 < 0,05, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp.
Kết quả cho thấy 4 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 1 nhóm.
-Giá trị tổng phương sai trích = 63.176% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 1 nhân tố này giải thích 63.176% biến thiên của dữ liệu.
-Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố lớn hơn 1.
Bảng 3. 12. Kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc Component 1 HL1 0,830 HL4 0,821 HL3 0,774 HL2 0,752 KMO = 0,779 > 0,5
P-value (Barlett test) = 0,000 < 0,05,
Eigenvalues 2.572
c. Khẳng định mô hình nghiên cứu
Kết quả phân tích ở trên cho thấy các biến quan sát được phân biệt thành 4 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. Trong đó các biến độc lập trong mô hình được giữ nguyên. Do đó có thể nói kết quả phân tích nhân tố là phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất ban đầu.
Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố để xác định các nhân tố thu được từ các biến quan sát, có 4 nhân tố được đưa vào để kiểm định mô hình bao gồm Giá cả, Mạng lưới, Thái độ nhân viên, Tin cậy. Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy đa biến sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết của mô hình.