Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ đọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ cáp quang băng rộng fiber VNN tại trung tâm kinh doanh VNPT lào (Trang 129 - 130)

5. Bố cục của luận văn

4.2.9.Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ đọng

Thực trạng nợ cước FiberVNN có những hướng giải quyết cụ thể để khắc khục tình hình nợ tồn, có một số giải pháp đề xuất là:

- Về cơ cấu các bộ phận xử lý nợ:

Cần sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hóa cho từng khâu xử lý nợ chứ không tổ chức như hiện nay là phân chia các tổ xử lý nợ theo địa bàn. Việc này giúp giải quyết dứt điểm hồ sơ nợ càng dễ dàng kiểm tra được quá trình xử lý hồ sơ từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc, đồng thời theo dõi được số lượng hồ sơ nợ đã được giải quyết đến đâu và giải quyết được bao nhiêu, tránh tình trang như hiện nay là hồ sơ nợ do chính một tổ giải quyết từ đầu đến cuối, không quản lý được quá trình, số liệu và kết quả giải quyết cụ thể thế nào. Đây là hướng tổ chức đã và đang được áp dụng tại các doanh nghiệp kinh doanh cùng dịch vụ như FPT, Viettel…

- Cần xây dựng và ban hành quy trình, quy định để làm cơ sở thực hiện cho công tác xử lý nợ. Điều này là hết sức cần thiết nhằm giúp tạo sự thống nhất, chặt chẽ cho các khâu xử lý nợ, đảm bảo rằng hồ sơ nợ đã được giải quyết theo các bước với đầy đủ cơ sở phát lý để có kết quả cụ thể cho từng loại hồ sơ nợ như thanh toán dứt điểm nợ, chuyển ra tòa khởi kiện, trình xóa …

- Về pháp lý, cần bổ sung đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Cụ thể là vấn đề tư cách pháp nhân khởi kiện và vấn đề ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa án. Trên thực tế, trước đây là Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, hiện nay là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, việc quy định các đơn vị thành viên là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc đã hạn chế tư cách pháp nhân đứng ra khởi kiện khi có phát sinh tranh chấp. Do đó, các trường hợp nợ cước khi tiến hành khởi kiện đòi hỏi phải do đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ thực hiện. Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam có văn bản ủy quyển trực tiếp cho chính

đơn vị kinh doanh dịch vụ phụ trách công tác này. Đây là vấn đề đã và đang tồn tại chưa được giải quyết triệt để và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả công tác xử lý nợ. Thực tế hiện nay hầu hết các toà án không thụ lý hồ sơ nợ cước vì thiếu các thủ tục pháp lý nói trên, điều này gây khó khăn rất lớn cho bộ phận xử lý nợ, làm giảm hiệu lực răn đe đối với chủ thuê bao nợ. Mặt khác, do thiếu thủ tục này, lượng hồ sơ cần khởi kiện tồn đọng rất nhiều và khá tốn thời gian cho việc hoàn tất hồ sơ khởi kiện, trong khi đó bộ Luật tố tụng dân sự đã quy định rất rõ thời hiệu khởi kiện chỉ là 2 năm kể từ khi phát sinh tranh chấp.

- Với lượng hồ sơ nợ tồn đọng rất lớn hiện nay, cần khoanh lại số nợ phát sinh đã lâu vì việc xử lý rất khó, khả năng thu hồi thấp và không mang lại hiệu quả. Số nợ này cần có chính sách, quy định khoanh nợ hoặc xóa nợ để tập trung cho hoạt động kinh doanh nhiều hơn cũng như cho việc xử lý hồ sơ nợ mới phát sinh.

- Một yêu cầu hết sức cần thiết đặt ra nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác xử lý nợ là đội ngũ nhân viên xử lý nợ cần phải được đào tạo đầy đủ về chuyên môn để thực hiện công tác này. Hầu hết, nhân viên xử lý nợ hiện nay đều chưa được đào tạo nghiệp vụ xử lý nợ. Đồng thời, cần có chính sách và sự hỗ trợ cụ thể cho nhân viên xử lý nợ trong quá trình giải quyết hồ sơ nợ khi có liên quan với các cơ quan bên ngoài, đặc biệt là tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan tư pháp như công an, tòa án vì sự hợp tác và hỗ trợ từ cơ quan này là rất cần thiết nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác xử lý nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ cáp quang băng rộng fiber VNN tại trung tâm kinh doanh VNPT lào (Trang 129 - 130)