Nguồn hình thành lợi thế cạnh tranh của NHTM trên thị trƣờng bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam​ (Trang 30 - 32)

Mặc dù các nghiên cứu tƣơng đối thống nhất về khái niệm và vai trò của LTCT, tuy nhiên, nguồn hình thành LTCT lại là vấn đề vẫn gây tranh cãi. Các quan điểm về

nguồn hình thành LTCT có thể chia ra thành 2 trƣờng phái chủ yếu: đó là quan điểm dựa trên thị trƣờng, và quan điểm dựa trên nguồn lực của NH.

- Quan điểm nguồn hình thành LTCT dựa trên thị trƣờng (quan điểm thị trƣờng dẫn dắt)

Theo quan điểm này, để tạo đƣợc LTCT, NH cần có chiến lƣợc "định vị" hiệu quả so với các ĐTCT khác trên thị trƣờng. NH có thể cung ứng dịch vụ với mức giá tốt hơn ĐTCT, hoặc cung ứng dịch vụ nhanh hơn, hoặc chất lƣợng dịch vụ tốt hơn, hoặc dịch vụ an toàn hơn, hoặc các điều kiện sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn, hoặc dịch vụ nhiều tiện ích hơn...

Để có thể lựa chọn và theo đuổi LTCT, NH phải thực hiện phân tích môi trƣờng kinh doanh bên ngoài (bao gồm môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành NH), phân tích đối tƣợng KH mục tiêu cũng nhƣ chiến lƣợc hiện tại của ĐTCT trên cùng phân khúc thị trƣờng mục tiêu. Chính vì quan điểm này cho rằng chiến lƣợc cạnh tranh trên thị trƣờng sẽ quyết định LTCT của NH nên đƣợc gọi là quan điểm thị trƣờng dẫn dắt.

- Quan điểm LTCT hình hành dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp

Theo quan điểm "trọng nguồn lực", LTCT xuất phát từ các nguồn lực và năng lực nội bộ của NH. LTCT hình thành khi NH đạt đƣợc hay phát triển đƣợc một đặc tính hay một tập hợp các nguồn lực và năng lực cho phép NH hoạt động nổi bật hơn so với ĐTCT. Nếu theo quan điểm này, LTCT của NHTM trên thị trƣờng bán lẻ sẽ đƣợc hình thành khi NH có đƣợc các nguồn lực quan trọng để hoạt động hiệu quả trên thị trƣờng NHBL nhƣ mạng lƣới kênh phân phối rộng khắp, đội ngũ nhân sự số lƣợng lớn và chuyên nghiệp, năng lực công nghệ hiện đại, năng lực tài chính vững mạnh, năng lực đổi mới sáng tạo... Các nguồn lực này càng hiếm, càng khó thay đổi thì LTCT của NH càng bền vững.

Trong cuộc tranh cãi giữa lý thuyết nào là quan trọng hơn để hình thành LTCT, quan điểm thị trƣờng dẫn dắt đƣa ra các lý do bảo vệ cho quan điểm của mình nhƣ sau: - Quan điểm marketing hiện đại, nền tảng thành công cho các NH, chỉ rõ rằng NH cần bán cái thị trƣờng cần, chứ không phải bán cái mình có. KH thƣờng chỉ nhận biết đƣợc các NH cung cấp cho mình những giá trị nhƣ thế nào, chứ khó có thể phân biệt đƣợc các NH có nguồn lực khác nhau ra sao.

- Các yếu tố nguồn lực đầu vào của kinh doanh NHBL có thể di chuyển giữa các NH (ví dụ nhƣ nguồn lực nhân sự) hoặc các NH có thể thuê ngoài (nhƣ mạng lƣới chi nhánh, công nghệ) hoặc có thể thay đổi thông qua các chiến lƣợc sáp nhập (nguồn lực về tài chính, quy mô...). Hơn nữa, các nguồn lực tạo LTCT có thể thay đổi qua các thời kỳ. Thực tế trong toàn bộ quá trình phát triển của một NH, NH có thể trải qua nhiều giai đoạn tái cơ cấu, trong đó nhiều yếu tố nguồn lực đƣợc cắt giảm, bổ sung hoặc sắp xếp lại.

Trong khi đó, những ngƣời theo quan điểm coi trọng nguồn lực lại cho rằng nguồn lực (bao gồm cả các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình) là yếu tố nền tảng để tạo nên các sức mạnh của bất kỳ một NH nào. Bởi các yếu tố ngành thƣờng xuyên thay đổi, trong khi nguồn lực không thể di chuyển hoàn hảo giữa các NH trong cùng một ngành. Các yếu tố thuộc về nguồn lực tao nên 45% thành công của các NH, còn yếu tố ngành (vị thế trong ngành) chỉ chiếm 20% thành công của NH, 35% thành công của NH là do các yếu tố khác tạo nên.

Mặc dù cả hai trƣờng phái trên đều có những lý lẽ hợp lý, tuy nhiên, trên thực tế, để tạo nên LTCT cho NH, cần kết hợp cả hai yếu tố: các nguồn lực cốt lõi của NH và chiến lƣợc định vị hiệu quả, giúp NH tận dụng đƣợc các điểm mạnh trong nguồn lực của mình. Thiếu một trong hai yếu tố đều ko thể dẫn đến LTCT bền vững cho NH. Bằng cách phân tích ngành và các yếu tố vĩ mô, NH thấy đƣợc các khoảng trống thị trƣờng và các cơ hội có thể tận dụng, từ đó biết rằng mình nên làm nhƣ thế nào. Còn bằng việc phân tích các nguồn lực bên trong, NH biết rằng họ có thể làm gì. Khi những gì NH nên làm đồng thời cũng là những gì NH có khả năng làm tốt, khi đó, NH sẽ có LTCT bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)