Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam​ (Trang 46)

thị trƣờng ngân hàng bán lẻ

Có thể chia nhóm yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng LTCT của NH thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố bên trong (bao gồm nhận thức của các nhà quản trị cấp cao, tiềm lực tài chính, nhận thức và chất lƣợng của cán bộ nhân viên, sự đầu tƣ nhất quán và đồng bộ của NH, hiệu quả của công tác truyền thông...) và nhóm yếu tố bên ngoài (môi trƣờng ngành, và các cơ hội kinh doanh từ môi trƣờng vĩ mô nhƣ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng văn hóa xã hội, môi trƣờng chính trị pháp luật, môi trƣờng công nghệ và áp lực cạnh tranh từ môi trƣờng ngành)

1.4.4.1. Nhóm yếu tố nội bộ

- Nhận thức của các nhà quản trị cấp cao. Các nhà quản trị cấp cao bao gồm Hội đồng quản trị và ban điều hành của NH. Họ là những ngƣời có vai trò xác định các tầm nhìn, mục tiêu và lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh lâu dài của NH. Chiến lƣợc cạnh tranh chính là trở nên khác biệt. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo cấp cao của NH phải là những ngƣời am hiểu năng lực cạnh tranh của NH, kết hợp với khả năng phân tích và phán đoán các xu hƣớng thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh bên ngoài để lựa chọn định hƣớng và chiến lƣợc kinh doanh cho NH mình. Các nhà quản trị cấp cao có trình

độ và có tầm nhìn sẽ định hƣớng cho NH xây dựng các LTCT có giá trị, từ đó mang lại các kết quả kinh doanh vƣợt trội cho NH.

- Nhận thức và chất lƣợng cán bộ nhân viên: NH là ngành kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, bởi vậy, số lƣợng nhân viên thƣờng rất lớn so với các ngành khác.

Nhân viên NH không chỉ là ngƣời trực tiếp phục vụ KH, mà còn là ngƣời truyền tải để KH nhận biết đƣợc các LTCT của NH. Bởi vậy, hơn ai hết, các nhân viên của NH cần am hiểu sâu sắc về LTCT của NH mình, từ đó truyền đạt, khẳng định thôngđiệp về sự khác biệt của NH tới các KH.

- Tiềm lực tài chính: Hoạt động kinh doanh NHBL đòi hỏi mạng lƣới chi nhánh rộng, nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và đồng bộ, chi phí marketing lớn, chƣa kể rất nhiều NH còn bỏ ra những khoản chi phí rất lớn để thuê tƣ vấn chiến lƣợc và phát triển thƣơng hiệu... bởi vậy sau yếu tố con ngƣời, nguồn lực tài chính cũng là một trong những yếu tố quan trọng để NH có thể đầu tƣ xây dựng nguồn lực và tạo LTCT trong kinh doanh.

- Sự đầu tƣ đồng bộ và nhất quán để xây dựng LTCT của NH. LTCT trong lĩnh vực dịch vụ thƣờng khó nhận biết. Do vậy, NH cần đầu tƣ đồng bộ nhiều giải pháp nhất quán để có đƣợc LTCT nổi bật và lâu dài. Việc đầu tƣ xây dựng LTCT cần đƣợc phối hợp thực hiện ở tất cả các bộ phận trong NH, từ bộ phận kinh doanh đến bộ phận tác nghiệp, hỗ trợ. Bên cạnh đó, NH cần kiên định với LTCT mà mình theo đuổi, bởi nếu NH thay đổi LTCT thƣờng xuyên, KH rất khó có thể nhận biết và đánh giá cao LTCT của NH.

- Hiệu quả của công tác truyền thông: LTCT trong lĩnh vực dịch vụ thƣờng rất nhỏ hoặc rất khó nhận biết. Do vậy công tác truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp về LTCT riêng của NH tới các đối tƣợng KH mục tiêu. Bên cạnh đó, truyền thông nội bộ hiệu quả cũng là yếu tố không thể thiếu để toàn thể nhân viên NH hiểu, đồng lòng xây dựng và khẳng định LTCT của NH.

- Năng lực nghiên cứu và phát triển: là khả năng liên tục học hỏi, thay đổi và hoàn thiện. Do sản phẩm NH rất dễ sao chép, nên muốn duy trì LTCT lâu dài, NH cần liên tục đổi mới. Nhu cầu của KH thƣờng xuyên thay đổi, nên các NH thành công là những NH không bao giờ đứng yên, họ luôn luôn nhìn thấy những thách thức mới và nỗ lực

không ngừng để đƣa ra các giải pháp mới nhất, chính năng lực đổi mới khiến các NH luôn đứng đầu.

1.4.4.2. Nhóm yếu tố bên ngoài

- Áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng NHBL: Sự lớn mạnh của các NH trong nƣớc, sự gia nhập thị trƣờng của các NH nƣớc ngoài và các tổ chức tài chính phi NH làm cho áp lực cạnh tranh trên thị trƣờng NHBL ngày càng trở nên mạnh mẽ. Cuộc chiến giành thị trƣờng và giành KH đòi hỏi các NHTM kinh doanh trên thị trƣờng phải không ngừng tạo LTCT để có thể tồn tại. Áp lực cạnh tranh khiến cho việc xây dựng LTCT trở thành yếu tố bắt buộc phải có, quyết định thành công của các NHBL trên thị trƣờng.

- Môi trƣờng kinh tế: Môi trƣờng kinh tế bao gồm các chính sách kinh tế của nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Các nhân tố này quyết định tốc độ tăng trƣởng, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp trong nền kinh tế, từ đó ảnh hƣởng đến mức độ thu nhập, khả năng thanh toán và chi tiêu, nhu cầu về vốn, gửi tiền của dân cƣ. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu của ngƣời dân về dịch vụ NHBL càng cao, dẫn đến LTCT càng trở nên quan trọng để tạo nên thành công cho các NH kinh doanh trên thị trƣờng.

- Môi trƣờng văn hóa xã hội: môi trƣờng văn hóa xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố: quy mô, kết cấu dân số, thu nhập và phân phối thu nhập, lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý….Các yếu tố môi trƣờng này thay đổi khiến cho nhu cầu và các mong muốn của KH cũng thay đổi theo. Sự thay đổi trong nhu cầu và mong muốn của KH chính là các cơ hội để các NHTM biết cách khai thác có thể tạo ra LTCT cho NH mình.

- Môi trƣờng chính trị, pháp luật: Môi trƣờng chính trị pháp luật bao gồm sự ổn định của chế độ chính trị và hệ thống quy định pháp luật. Một môi trƣờng chính trị và pháp luật ổn định sẽ giúp các NH có điều kiện phát triển tốt hoạt động của mình, dân cƣ có cuộc sống ổn định và yên tâm trong các kế hoạch tài chính dài hạn. Bên cạnh đó, môi trƣờng pháp luật cũng mở đƣờng cho các NH phát triển các sản phẩm mới, các giải pháp mới để phục vụ KH, từ đó tạo LTCT của NH trên thị trƣờng.

- Môi trƣờng công nghệ: Đối với hoạt động NHBL, sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang mang lại các thay đổi quan trọng. Trƣớc hết, nó ảnh hƣởng đến cách thức sử dụng dịch vụ của dân cƣ, tạo ra những nhu cầu, đòi hỏi mới về các sản phẩm dịch vụ NH, ví dụ thói quen sử dụng điện thoại, internet, máy bán hàng tự động, thói

quen mua hàng qua mạng... đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhu cầu về sản phẩm thanh toán điện tử qua NH. Ở khía cạnh khác, môi trƣờng công nghệ cũng tạo tiền đề để NHTM đổi mới cách thức phục vụ KH, tạo ra các sản phẩm mới, các kênh phân phối mới, tạo nên các khác biệt của NH trong kinh doanh.

Kết luận chƣơng 1

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại nói riêng thu hút đƣợc sự quan tâm lớn ở cả trong và ngoài nƣớc. Đã có rất nhiều trƣờng phái, quan điểm, các nhà khoa học khác nhau nghiên cứu về năng lực cạnh tranh qua các thời kỳ khác nhau trên thế giới. Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan, luận văn đã kế thừa về lý luận và thực tiễn nghiên cứu chủ đề cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại để nghiên cứu tận dụng tối đa các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Hà Nam nhằm giúp chi nhánh phát triển bền vững về mảng bán lẻ trên địa bàn. Đồng thời ngƣời viết đã hệ thống hóa và kế thừa các lý luận về LTCT trên thị trƣờng NHBL bao gồm khái niệm LTCT trên thị trƣờng NHBL, vai trò của LTCT, nguồn hình thành LTCT, quy trình xây dựng LTCT. Các nội dung lý luận của chƣơng 1 chính là nền tảng để ngƣời viết phân tích thực trạng xây dựng LTCT trên thị trƣờng NHBL của NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Hà Nam trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 2.1 Phƣơng pháp thống kê và xử lý dữ liệu

Trƣớc tiên, thống kê đƣợc hiểu là hệ thống các phƣơng pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Trong phạm vi luận văn, tôi sử dụng chủ yếu 3 phƣơng pháp pháp thống kê, đó là: -(I) Thu thập và xử lý số liệu; nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố và dự đoán. - (II) Phiếu khảo sát

2.1.1 Thu thập và xử lý số liệu

Để đánh giá LTCT của NH Vietinbank Hà Nam, luận văn có thu thập số liệu kinh doanh của các chi nhánh NHTM có vốn điều lệ lớn trên địa bàn Hà Nam trong giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 để làm cơ sở so sánh. Các kết quả kinh doanh bán lẻ của Vietinbank Hà Nam đƣợc so sánh với mức trung bình của thị trƣờng trên địa bàn và so sánh trong nhóm ngân hàng đồng cấp.

Tính đến 31/12/2019, thị trƣờng NH tỉnh Hà Nam gồm 18 chi nhánh NHTM (bao gồm NHTM Nhà Nƣớc, Các NHTMCP có sở hữu của Nhà Nƣớc, NHTMCP tƣ nhân, NH liên doanh,). Đa số các NHTM trên địa bàn, đến giai đoạn hiện tại, đều xác định thị trƣờng NHBL là phân khúc mục tiêu trong kinh doanh. Xét theo quy mô vốn điều lệ, các NHTM có định hƣớng bán lẻ tại VN đƣợc chia làm 3 nhóm:

-Nhóm các NH lớn: gồm 4 NHTM lớn nhất thị trƣờng: NH Agribank, NH Vietcombank, NH Vietinbank và NH BIDV. Tổng vốn điều lệ của 4 NH này tính đến 31/12/2019 là 2.000 tỷ VND, chiếm 59,3% tổng vốn điều lệ của cả hệ thống. Đây cũng là những NH lớn nhất xét theo tổng tài sản và mạng lƣới chi nhánh. - Nhóm các NH quy mô vừa: bao gồm 12 NH TMCP có quy mô vốn lớn hơn 20 tỷ đồng nhƣ Sacombank, SCB, Maritimebank, MB, ACB, Pvcombank, Techcombank, SHB, HDbank, VPbank, Lienvietpostbank, TPbank. Tổng vốn điều lệ của 12 NH này là 1.333 tỷ đồng, chiếm 40.7% vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Do các khó khăn trong việc thu thập số liệu của các NHTM trên địa bàn (giai đoạn 2017-2019, nhiều NH không công bố số liệu về họat động bán lẻ, một số NH đƣợc sáp nhập, quốc hữu hóa...) nên luận văn tính toán cấu trúc và mức độ cạnh tranh trên thị

trƣờng NHBL tỉnh Hà Nam dựa trên số liệu báo cáo của Vietinbank chi nhánh Hà Nam và các chi nhánh trên địa bàn gửi NHNN năm 2019 để làm cơ sở cho các so sánh, phân tích, đánh giá. Từ đó rút ra kết luận về các lợi thế cạnh tranh của Vietinbank Hà Nam so với các chi nhánh NH khác trên cùng địa bàn Hà Nam.

Thông qua thu thập, thống kê phân tích, số liệu ngƣời viết sẽ có những đánh giá về vị thế cạnh tranh hiện tại của Vietinbank Hà Nam với các NHTM khác trên địa bàn, luận văn đánh giá toàn diện việc xây dựng LTCT của Vietinbank Hà Nam trên thị trƣờng bán lẻ tỉnh Hà Nam

*Thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

 Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu do ngƣời khác thu nhập, sử dụng cho các mục đich có thể khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chƣa xử lý hoặc đã xử lý.

 Dữ liệu sơ cấp: Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu, phải tự mình thu nhập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Trong luận văn này, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp để thu thập thông tin, tài liệu cho bài nghiên cứu.

*Tiến trình thu thập thông tin thứ cấp được thực hiện như sau:

- Bƣớc 1: Xác định dữ liệu cần có cho cuộc nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là “Lợi thế cạnh tranh Ngân hàng Vietinbank Hà Nam”. Do đó, các tài liệu cần thu thập là các tài liệu liên quan đến lợi thế cạnh tranh tại Ngân hàng Vietinbank Hà Nam.

- Bƣớc 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu nhập từ nguồn bên trong.

Đó là các loại tài liệu đƣợc ban hành bởi Ngân hàng Vietinbank Hà Nam các năm 2017-2019; các văn bản nội bộ và tổ chức hoạt động của Ngân hàng. Nơi cung cấp tài liệu này: Phòng tổng hợp của chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Hà Nam

- Bƣớc 3: Xác định dữ liệu thứ cấp cần thu nhập bên ngoài

Đó là các loại tài liệu có liên quan đến phát triển lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Nguồn tài liệu: Các giáo trình, các tạp chí chuyên ngành tài chính Ngân hàng, các luận văn thạc sỹ đã đƣợc công bố trên mạng internet…

- Bƣớc 4: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp.

hành thu thập dữ liệu nhƣ sau:

+ Đối với các dữ liệu thu thập đƣợc từ Ngân hàng Vietinbank Hà Nam lập danh sách tài liệu cần thu thập

+ Gặp trƣởng phòng hoặc phó phòng tổng hợp của Vietinbank Hà Nam để xin số liệu về các năm và các dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài

- Về lý thuyết:

Đến thƣ viện để tra cứu những tài liệu cần tìm nhƣ: Các giáo trình về chuyên ngành tài chính, ngân hàng; các tạp chí chuyên ngành tài chính, ngân hàng.

+ Lên mạng internet, sử dụng các công cụ tìm kiếm (google) để tìm các bài viết, các luận văn thạc sỹ có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Đọc và tóm tắt các tài liệu đã thu thập đƣợc + Lựa chọn ra những tài liệu phù hợp

-Về số liệu:

+Thu thập số liệu, các kết quả kinh doanh của 18 NHTM trên địa bàn trong năm 2018-2019.

+Sàng lọc, lựa chọn các chỉ tiêu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu

+ Phân tích, tổng hợp số liệu, thể hiện trên biểu đồ, từ đó làm cơ sở so sánh kết quả kinh doanh giữa các NHTM trên một số chỉ tiêu chính nhƣ tổng nguồn vốn, tổng huy động, tổng dƣ nợ…

- Bƣớc 5: Tiến hành nghiên cứu

Đọc chi tiết những tài liệu đã thu thập đƣợc. Ƣu tiên lựa chọn những tài liệu có những thông tin, số liệu cập nhật, ghi chép lại những nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

*Phân tích dữ liệu, kết luận

Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh, thực hiện phân tích dữ liệu để thấy đƣợc tình hình phát triển tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank Hà Nam về các mặt nhƣ huy động vốn, cho vay, các dịch vụ ngân hàng điện tử….

2.1.2.Nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố:

Giữa các yếu tố thông thƣờng có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa yếu tố chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa yếu tố lƣợng vốn huy động với yếu tố lãi suất huy động; giữa yếu tố lãi suất cho vay với dƣ nợ tín dụng; các yếu tố nhƣ chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn có tác động thế nào đến xu hƣớng SD kênh giao dịch điện tử, uy tín của thƣơng hiệu ngân hàng tác động nhƣ thế nào đến hành vi khách hàng... Sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các yếu tố rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán xu hƣớng, phản ứng của KH khi thay đổi các yêu tố nhƣ lãi suất và phí của các dịch vụ ngân hàng.

2.1.3 Dự đoán:

Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động ngân hàng cũng không ngoại lệ:

Dự đoán là dựa vào quan sát sự biến động của các yếu tố trong thực tế, tổng hợp lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lợi thế cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà nam​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)