5. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Cơ cấu và chức năng của bộ máy tổ chức quản lý Công ty
3.1.4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Toyota Thái Nguyên được thực hiện theo điều lệ tổ chức và quy chế nội bộ như sau.
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Toyota chi nhánh Thái Nguyên
(Nguồn: Phòng tổng hợp) CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Nội chính Phó Giám Đốc Kinh doanh Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Tổng Hợp Phòng kinh doanh Dịch vụ Xưởng lắp ráp
3.1.4.2. Chức năng của các bộ phận
Chủ tịch Công ty:
Chủ tịch Công ty là người đại diện theo ủy quyền của Công Ty Toyota Việt Nam tại Công ty. Nhân danh Chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty; có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước tổng công ty Toyota Việt Nam và trước Pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Giám đốc
Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị quyết, quyết định của Chủ tịch Công ty, phù hợp với Điều lệ Công ty; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Chủ sở hữu và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc
Phó giám đốc Công ty là người giúp việc cho Giám Đốc, được Giám Đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về phần việc được phân công.
+Phó Giám Đốc kinh tế - kinh doanh: Được Giám Đốc phân công chịu trách nhiệm phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Công ty, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các chứng từ kinh tế của Công ty. Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, giá cả trong và ngoài nước để đề ra chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất - kinh doanh cho Giám đốc.
+ Phó Giám Đốc nội chính: Được Giám Đốc phân công chỉ đạo công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, quản trị và xây dựng cơ bản, văn thư hành chính, thực hiện chế độ chính sách tiền lương và công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ, an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở, tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy nhân sự, quản trị hành chính, đời sống an ninh nội bộ thường kỳ cho giám đốc. Ngoài ra chỉ đạo công tác tổ chức hành chính, công tác bảo vệ môi trường, công tác vệ sinh lao động và an toàn lao động trong Công ty.
Phòng tổng hợp
Công tác quản lý kế hoạch:
+ Phối hợp với các đơn vị trong Công ty xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, dịch vụ khoa học sản xuất kinh doanh…toàn Công ty. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty theo quý, 6 tháng, năm.
+ Cùng với phòng kế toán tài chính và các cán bộ chức năng trong phòng, và các đơn vị trong Công ty xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: Kế hoạch nghiên cứu, dịch vụ khoa học - công nghệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch vật tư nguyên liệu - kho hàng - vận tải, kế hoạch xây dựng cơ bản, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch tiếp thị và liên kết kinh tế,…
+ Chuẩn bị các thủ tục số liệu cho giám đốc Công ty đánh giá việc thực hiện các định mức tiêu hao Nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, chất lượng sản phẩm,… của các Xưởng, phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết kịp thời.
+ Lập và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. + Điều độ sản xuất hàng ngày trong toàn Công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc quyết định giá bán sản phẩm theo từng thời điểm, phù hợp với giá cả thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Công tác quản lý vật tư:
+ Tổ chức kho hàng thích hợp cho việc quản lý, bảo quản, nhập xuất thiết bị vật tư hàng hóa, sản phẩm… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của công ty.
+ Lập sổ sách theo dõi và quản lý toàn bộ thiết bị, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm nhập xuất qua kho và nhập xuất thẳng.
+ Mua sắm vật tư, nguyên liệu, thiết bị dụng cụ… phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công tác quản lý kỹ thuật:
+ Quản lý các đề tài, đề án, các quy trình, quy phạm kỹ thuật theo phân cấp. + Quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất các mặt hàng, sản phẩm theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng.
+ Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sản xuất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
+ Quản lý các định mức kỹ thuật.
+ Xây dựng chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn của Công ty trên cơ sở năng lực thiết bị và nguồn vật tư nguyên liệu.
+ Quản lý tổ hóa phân tích của Công ty.
+ Tổ chức quản lý thiết bị, xây dựng các chương trình bảo dưỡng, sửa chữa lớn các thiết bị của toàn Công ty, kiểm tra đôn đốc việc bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị theo định kỳ.
Công tác tổ chức nhân sự:
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty về bộ máy sản xuất - kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.
+ Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu… là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng lương, Hội đồng kỷ luật và một số Hội đồng khác của Công ty.
+ Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý (Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phó phòng…) của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
+ Xây dựng kế hoạch, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ, nhân viên và công nhân toàn Công ty.
+ Quản lý lao động - tiền lương cán bộ công nhân viên cùng với phòng kế toán - tài vụ xây dựng tổng quỹ tiền lương, kinh phí hành chính Công ty…
+ Nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, xây dựng các định mức lao động đơn giá tiền lương.
+ Mở sổ sách theo dõi, thống kê lao động để giải quyết kịp thời các chế độ có liên quan đến người lao động như: Chế độ nâng bậc lương, nghỉ phép, Các chế độ liên quan đến BHXH - BHYT và các chế độ khác.
+ Lập và quản lý sổ BHXH và các tài liệu có liên quan đến BHXH của người lao động.
+ Chủ trì Xây dựng các quy chế nội bộ có liên quan đến Công tác quản lý Công ty, chế độ chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động.
Công tác Hành chính quản trị:
+ Quản lý công tác xây dựng cơ bản của Công ty.
+ Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng.
+ Quản lý toàn bộ trang thiết bị, công cụ, dụng cụ thuộc khối quản lý Công ty và quản lý điện, nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt tại Công ty. + Quản lý các công trình phúc lợi, nhà khách, công tạp vụ, lễ tân trong Công ty.
+ Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường.
+ Quản lý công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và tham gia về an ninh quốc phòng với chính quyền địa phương.
+ Tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
+ Theo dõi pháp chế về hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty, hướng dẫn các cán bộ chức năng thuộc Công ty hoạt động, ký kết hợp đồng, liên kết kinh doanh đúng pháp luật.
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nội quy sinh hoạt và nếp sống văn hóa khu tập thể Công ty.
+ Quản lý công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Phòng kế toán tài chính
Tổ chức hạch toán kinh tế của Công ty:
+ Tổ chức công tác kế toán và hạch toán kế toán của Công ty theo đúng luật kế toán và chế độ chuẩn mực kế toán hiện hành.
+ Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính gửi Giám đốc, Phó Giám đốc kinh doanh, Trưởng phòng Tổng hợp, các cơ quan quản lý theo quy đinh. Phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch và điều hành sản xuất của Công ty.
+ Ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống mọi diễn biến các nguồn vốn cấp, vốn vay, giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên liệu, hàng hóa trong sản xuất - kinh doanh của Công ty.
+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, tình hình công nợ, đôn đốc thu hồi công nợ của Công ty, đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện công tác thanh toán đối nội và thanh toán quốc tế (nếu có).
+ Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, hàng năm đúng tiến độ và cùng Phòng Tổng hợp của Công ty để hạch toán lỗ, lãi cho từng loại sản phẩm, từng đơn vị, giúp cho Ban Giám Đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ kết quả sản xuất kinh doanh từng loại sản phẩm, từng đơn vị.
+ Chủ trì việc tổ chức kiểm kê định kỳ, đột xuất trong toàn công ty và thanh lý tài sản cố định do Công ty trực tiếp quản lý.
+ Chủ trì thanh lý các loại hợp đồng kinh tế, quản lý toàn bộ các tài liệu đủ pháp lý có liên quan đến hợp đồng và thanh lý hợp đồng.
Xây dựng kế hoạch và quản lý tài sản:
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch tài chính đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
+ Quản lý chặt chẽ các loại vốn: Vốn cố định, vốn lưu động, chuyên dùng, xây dựng cơ bản… để khai thác có hiệu quả tài sản, nguồn vốn của Công ty.
+ Theo dõi hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách, quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán tài chính.
+ Tham mưu cho Giám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ theo quy định của Bộ tài chính (Tại các xưởng liên kết).
+ Cùng với phòng tổng hợp giúp Giám đốc Công ty giao kế hoạch, xét duyệt hoàn thành kế hoạch và quyết toán tài chính của các đơn vị trực thuộc theo định kỳ.
+ Lập sổ sách theo dõi tài sản cố định và quản lý tài sản cố định, công cụ, dụng cụ trong toàn Công ty.
+ Quản lý và lập hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu xuất kho tiêu thụ sản phẩm, trả hàng gia công theo yêu cầu của phòng tổng hợp đã được Giám đốc phê duyệt.
+ Lập phiếu nhập kho theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. + Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán - thống kê cho cán bộ phụ trách kế toán tài chính, cho các cán bộ nhân viên quản lý có liên quan.
Phòng kinh doanh - dịch vụ: thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn thủ tục, các loại sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
Xưởng lắp ráp - sửa chữa bảo dưỡng: thực hiện lắp ráp hoàn thiện các loại xe, tiến hành sửa chữa bảo dưỡng theo yêu cầu của khách hàng.
Xưởng sơn: thực hiện việc sơn hoàn thiện, đổi màu xe theo yêu cầu của khách hàng.
Các phân xưởng này đều được xây dựng tại Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Cam Giá, Thành Phố Thái Nguyên. Các xưởng có nhiệm vụ tổ chức quản lý, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, trật tự an ninh thuộc phạm vi phân xưởng.
* Cơ cấu tổ chức lao động tại công ty
Công ty TNHH Toyota Thái Nguyên là một công ty kinh doanh và cung cấp dịch vụ về phương tiện cá nhân cùng với việc mới đi vào hoạt động nên lực lượng lao động tại công ty không nhiều. Năm 2013 tổng số cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Toyota Thái Nguyên là 88 người, trong đó có Cán bộ quản lý là 21 người, nhân viên và công nhân kỹ thuật là 67 người.
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Công ty Toyota Thái Nguyên năm 2014
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng số lao động
1.Phân theo giới tính - Nam
- Nữ
2.Phân theo tính chất lao động - Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp - Lao động khác 3.Phân theo trình độ - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp - Lao động phổ thông 42 31 11 28 10 4 12 17 9 4 69 47 22 41 19 9 32 22 9 6 88 64 24 67 14 7 30 36 17 5
Dựa vào bảng số liệu 3.2 trên có thể thấy rằng, cơ cấu lao động của Công ty là rất hợp lý, số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trên 72% do đặc thù kinh doanh của Công ty. Số lao động nam làm việc chủ yếu ở Phòng Kinh doanh, dịch vụ; Xưởng lắp ráp, sửa chữa và bảo dưỡng; Xưởng sơn. Số lao động nữ chủ yếu làm việc ở Phòng Kế toán-Tài chính và Phòng Tổng hợp, nhân viên lễ tân. Với tính chất kinh doanh dịch vụ và thương mại nên trình độ lao động khá phù hợp, các nhà quản trị cấp cao (Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng) có trình độ đại học chiếm 34,09%; lao động tại các bộ phận dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, các xưởng có trình độ cao đẳng chiếm 42,04%, số lao động làm việc như phục vụ vệ sinh, bốc xếp hàng có trình độ trung cấp; một số lao động được công ty thuê làm việc theo mùa vụ như bốc dỡ hàng, vận chuyển hàng,…
3.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Toyota Thái Nguyên