5. Kết cấu của luận văn
3.7.2. Những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tiêu thụ và nguyên
3.7.2.1. Tồn tại
Tuy đạt được những thành tựu khả quan nhưng bên cạnh đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của TTN còn bộc lộc một số tồn tại:
- Chưa đầu tư thỏa đáng cho việc nghiên cứu dự báo thị trường.
- Chưa dự báo chính xác nhịp độ tăng trưởng thị trường xe ô tô trong nước về nhu cầu sử dụng xe ô tô nói chung, xe hãng TOYOTA nói riêng. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ xe của Công ty chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, Công ty chưa tối đa hoá được doanh thu và lợi nhuận.
- Chính sách giá cả và kênh phân phối sản phẩm của TTN còn cứng nhắc, chưa linh hoạt. Nó là một lý do làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao.
- Hoạt động tiêu thụ, kích thích tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được quan tâm thoả đáng nên hiệu quả đem lại của các hoạt động này chưa tương xứng với tầm vóc của nó.
- Chưa làm được điều tra về độ tín nhiệm của khách hàng đối với công tác tiêu thụ.
- Hoạt động dịch vụ sau bán hàng chưa được quan tâm thoả đáng, chất lượng còn thấp. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả tiêu thụ xe của TTN. Đến CS của xưởng dịch vụ còn thấp do với tiêu chuẩn của TMV (hoạt động CS là chấm điểm kết quả hoạt động dịch vụ của Công ty, do khách hàng chấm, tiêu chuẩn của TMV là 100 điểm).
- Hiệu quả làm việc của phòng kinh doanh chưa cao: + Trình độ giữa nhân viên bán hàng còn có chênh lệch lớn + Một số nhân viên bán hàng thiếu tính chuyên nghiệp + Hoạt động chăm sóc khách hàng chưa tốt
+ Tuy phòng bán hàng đã có sự phân chia thị trường cho từng cá nhân theo ngành, lãnh thổ nhưng việc theo dõi và thực hiện chưa chặt chẽ, thông tin khách hàng manh mún, chưa mang tính hệ thống, việc lưu dữ cập nhật thông tin khách hàng từ thẻ khách hàng chưa được thực hiện nghiêm túc.
3.7.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
- Nguyên nhân khách quan:
+ Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường giữa các hãng ô tô và giữa các đại lý TOYOTA tại Việt Nam.
+ Số lượng xe do TOYOTA Việt Nam giao cho TTN còn hạn chế đặc biệt là trong các đợt chiến dịch do đó làm giảm khả năng tăng doanh số bán xe.
+ Điều kiện kinh tế thế giới và Việt Nam, cơ sở hạ tầng Việt Nam cản trở việc thị trường ô tăng đột biến.
+ Lượng khách hàng Nhà nước có thể ngành một giảm cho việc giảm ngân mua xe ô tô bị hạn chế.
+ Việc Chính phủ cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán xe lắp ráp tại Việt Nam.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác nghiên cứu thị trường chưa sâu như: chưa có biện pháp cụ thể cho việc lấy thông tin chính xác từ các thủ cạnh tranh, bị động trước sự biến động của thị trường tiêu thụ; chưa có phòng Marketing chuyên trách với đội ngũ nhân viên có trình độ. Do đó chưa đưa ra được những biện pháp kịp thời để tăng khối lượng tiêu thụ.
+ Công tác cán bộ còn lúng túng, sự chênh lệch về trình độ chuyên môn của nhân viên bán hàng và giữa các kỹ thuật viên còn rất lớn. Một số nhân viên bán hàng còn thiếu kinh nghiệm khi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu mua xe. Ngoài ra, công tác đào tạo của TTN chưa được quan tâm thoả đáng.
+ Dịch vụ khách hàng đòi hỏi ngày càng nâng cao về chất lượng cũng như thái độ phục vụ, trong khi đó điểm CS của TTN về bán hàng và dịch vụ sau bán còn thấp. Đây là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ xe của TTN.
+ Trình độ kiến thức của đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường còn thấp, chưa nắm bắt được nhu cầu biến động của thị trường
+ Chưa có sự sáng tạo trong việc áp dụng các chính sách tiêu thụ sản phẩm của TMV
+ TTN chưa đầu tư thoả đáng tới các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ như quảng cáo, khuyến mãi... Đây là một lý do có ảnh hưởng tới tốc độ bán xe của Công ty.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI TOYOTA CHI NHÁNH
THÁI NGUYÊN