Giải thích nguyên nhân

Một phần của tài liệu 4 buoc giai _yet van de_5DE168FB72564AB79F6995006B26D35E (Trang 50 - 53)

Hình 41. Bước 1b - giải thích ngun nhân

Sau phần giải thích vấn đề với các dữ liệu cần thiết được thu thập và tìm hiểu, chúng ta bước vào tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề. Phương pháp bao trùm phần này là suy luận. Nó bắt đầu bằng việc đưa ra các lý thuyết khả dĩ (có thể xảy ra) về nguyên nhân của vấn đề, tiếp theo là loại bỏ các lý thuyết sai dựa trên bằng chứng hoặc thí nghiệm thực tế. Phần này sẽ có hai bước nhỏ:

Xác định các nguyên nhân khả dĩ và loại bỏ các ngun nhân khơng đúng;

Xác định ngun nhân tận gốc.

Có hai mục xác định ở trên, một là xác định nguyên nhân, hai là xác định nguyên nhân tận gốc. Chữ nguyên nhân đầu tiên ý muốn nói đến nguyên nhân trực tiếp, khái niệm đã đề cập trong chương I. Để đạt hiệu suất cao nhất cho giải quyết vấn đề, việc dừng ở nguyên nhân trực tiếp là chưa đủ, vì

nếu ngun nhân gốc vẫn cịn, một lúc nào đó, chúng sẽ lại lớn lên thành nguyên nhân trực tiếp và vấn đề sẽ lại xảy ra.

Trước khi đi vào tìm hiểu các cách thức tìm ra nguyên nhân của vấn đề, chúng ta sẽ bắt đầu với việc chuẩn bị một tâm thế đúng đắn. Tâm thế đúng đắn là tâm thế không thiên vị cho một nguyên nhân nào trước khi bắt đầu, và là tâm thế luôn cho rằng mọi khả năng, dù xác suất thấp đến đâu cũng có thể xảy ra.

Chúng ta có xu hướng suy đốn ngun nhân ngay khi vấn đề xảy ra, đặc biệt là với những người làm việc lâu năm vì họ có kinh nghiệm. Những kinh nghiệm này có thể giúp ích trong một số ít trường hợp, nhưng phần lớn nó sẽ gây hại. Vì họ sẽ có xu hướng giải thích vấn đề theo cách hướng đến nguyên nhân họ đã đốn từ trước. Việc này vơ tình làm giảm chất lượng của việc giải quyết vấn đề. Bí quyết giúp loại bỏ sự thiên vị trong suy đoán cũng đã được Sherlock Holmes, nhân vật thám tử lừng danh trong bộ truyện cùng tên của Conan Doyle, đúc kết qua câu nói “Sẽ là một sai lầm chết người khi bạn suy luận trước khi có dữ liệu. Bởi một cách vơ tình, bạn sẽ bắt đầu bẻ cong các sự thật để phù hợp với suy luận của bạn, thay vì đi tìm kết luận từ các sự thật.”

Để minh chứng thêm về ý tưởng rằng mọi mối nguy đều có thể xảy ra, dù xác suất rủi ro có thấp đến đâu, tác giả xin được giới thiệu thêm với bạn về định luật Murphy, một định luật nền tảng của việc truy tìm nguyên nhân của vấn đề.

Ngày 1 tháng 9 năm 1983, một chiếc máy bay dân sự của hãng hàng không Korean Air, mang số hiệu KAL007 chở 269 người, đã bị không quân của Liên bang Xô viết bắn hạ. Việc chiếc máy bay này bị bắn hạ là kết quả của một chuỗi các sự kiện có xác suất xảy ra rất thấp nhưng lại diễn ra đồng thời. Các sự kiện đó là:

Sự việc diễn ra trong giai đoạn cao trào của cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, khi mà các hệ thống qn sự ln ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ.

Hệ thống dẫn đường của chiếc máy bay khơng được kích hoạt đúng khiến nó lệch hướng từ tuyến đường đã chỉ định và bay vào không phận của Liên Xô, nhưng phi công không phát hiện ra. Đồng thời,

khơng có quy trình hiện hành nào tại thời điểm đó yêu cầu các radar mặt đất theo dõi đường bay của các chuyến bay.

Một chiếc máy bay trinh thám của qn đội Mỹ có hình dáng tương tự chiếc KAL007 đang bay gần đấy trong một nhiệm vụ trinh thám các vụ thử tên lửa của Liên Xô, vào đúng thời điểm KAL007 đi lạc không phận.

Tại một thời điểm, đường bay của chiếc máy bay dân sự và máy bay trinh thám đã chồng lên nhau (hai chiếc máy bay bay ở độ cao khác nhau) và lại tách ra, khiến kiểm soát viên radar nhầm lẫn giữa hai chiếc máy bay này.

Máy bay chiến đấu của Liên Xơ đã phát tín hiệu và bắn cảnh cáo chiếc máy bay dân sự vi phạm khơng phận nhưng nó khơng có bất kỳ sự phản hồi nào.

Thay vào đó, phi cơng chiếc KAL007, vì lý do tiết kiệm nhiên liệu, nâng độ cao và giảm vận tốc chiếc máy bay vào đúng thời điểm máy bay chiến đấu vượt lên phía trước cảnh báo nhằm gây sự chú ý. Việc này khiến máy bay chiến đấu cho rằng chiếc máy bay dân sự kia đang tìm cách trốn chạy, thay vì hợp tác. Do đó, mệnh lệnh bắn hạ đã được thực hiện.

Ví dụ trên là một ví dụ điển hình của Định luật Murphy, định luật đã khẳng định rằng “nếu một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra, và vào thời điểm tồi tệ nhất có thể”. Tiếng Việt chúng ta có một thành ngữ tương đương, đó là “đã là họa ắt khó tránh”.

Trong thực tế, Định luật Murphy có mặt trong hầu hết các sự kiện diễn ra hằng ngày của chúng ta như:

Khi bạn không cần bút viết, bạn thấy nó ở khắp nơi. Nhưng khi bạn cần dùng đến bút, bạn sẽ khơng thể tìm thấy chiếc bút nào ở những nơi mà thường xun có bút viết. Thậm chí khi bạn tìm ra được một cây bút ở một góc khuất nào đó, nhiều khả năng nó bị hết mực.

Khi chiếc máy tính của bạn gặp vấn đề trong nhiều ngày liên tiếp, bạn quyết định nhờ bạn của mình đến sửa. Nhưng máy tính bỗng chạy trơn tru khi bạn của bạn đến kiểm tra.

Máy chiếu thường hỏng vào ngày bạn cần thuyết trình.

Nếu bạn mang theo áo mưa suốt 6 ngày trong tuần và khơng mưa, thì trời sẽ mưa vào ngày cuối trong tuần, khi trời đang nắng đẹp, bạn mặc bộ đồ mới để đi chơi nhưng lại không mang áo mưa.

Hiểu rằng Định luật Murphy luôn tồn tại sẽ giúp chúng ta có một tâm lý và tư thế sẵn sàng để bước vào tìm hiểu các nguyên nhân của vấn đề.

Một phần của tài liệu 4 buoc giai _yet van de_5DE168FB72564AB79F6995006B26D35E (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)