Vai trị của người lãnh đạo là khơng thể chối cãi trong sự thành công của một tổ chức. Những cá nhân trong tổ chức tạo nên sức mạnh của tổ chức. Nhưng sức mạnh ấy phải được xây dựng từ nền tảng của giá trị cơ bản, kỹ năng và mục tiêu chung – những thứ được định hình từ tầm nhìn của người lãnh đạo. Vì vậy, người lãnh đạo cũng cần xây dựng cho mình hiểu biết về phong cách lãnh đạo phù hợp với thời đại.
Tơi đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam trong quá trình tìm hiểu nhu cầu cho cuốn sách này, được họ chia sẻ nhiều quan sát và kinh nghiệm thú vị. Họ nhận xét rằng các ông chủ người Đài Loan hay Hàn Quốc trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng lãnh đạo “độc đốn” kiểu như “Phải làm theo cách của tôi”. Họ dường như khơng có nhu cầu lắng nghe ý kiến của người lao động. Trong khi đó, các doanh nghiệp Châu Âu lại có xu hướng trao quyền hoàn toàn cho người lao động theo cách “Hãy làm theo cách của bạn” vì họ cho rằng điều này giúp tăng sự sáng tạo cho người lao động. Riêng đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, họ lại chọn cách “cùng làm việc”, tức “Hãy bước cùng tôi, chúng ta sẽ tìm ra cách làm hay nhất”. Họ quản lý sâu sát, không phải theo cách cầm tay chỉ việc, mà là khuyến khích sự cùng suy nghĩ, cùng đặt mục tiêu và cùng làm việc. Đối với người lao động Việt Nam nói riêng hoặc châu Á nói chung, khi ý thức lao động chưa thực sự cao, việc quản lý sâu sát như vậy vừa giúp công việc diễn ra tốt, vừa nâng cao ý thức, kỹ năng người lao động.
Phong cách ấy của người Nhật có lẽ đã được đúc kết qua quá trình phát triển ngành sản xuất mạnh mẽ. Biểu đồ xương cá, Vòng lặp tại sao, phòng Obeya, phương pháp 5S, poka-yoke, v.v... đều là những công cụ quản lý hết sức khoa học từ nước Nhật. Hiện nay, các doanh nghiệp của Đài Loan, Hàn Quốc, cả Châu Âu và Mỹ cũng dần học tập phong cách quản lý này, và mong rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ sớm tiếp thu các tiến bộ và nhanh chóng phát triển đạt lên tầm những doanh nghiệp tồn cầu.
Có một câu thành ngữ của người châu Phi bảo rằng: “Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu bạn muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.” Câu thành ngữ này một lần nữa khẳng định vai trị của việc chia sẻ và làm việc nhóm. Khi chúng ta đi cùng một tập thể, từng cá nhân với điểm mạnh yếu khác nhau sẽ bổ trợ cho nhau. Mỗi người là một kho tàng kiến thức và trải nghiệm. Khi tất cả chúng ta cùng trao đổi, chính sự đa dạng trong suy nghĩ luôn giúp chúng ta trở nên sáng suốt trong quyết định của mình. Đồng thời, việc lắng nghe chia sẻ từ người khác cũng là một cách học hỏi cho bản thân. Việc học hỏi này lại có tác dụng thúc đẩy nhu cầu chia sẻ và tìm đến những người có cùng mối quan tâm, mở rộng mối quan hệ giao lưu. Cuối cùng, trong những giai đoạn khó khăn, chính những người đồng hành là người tiếp thêm sức mạnh tinh thần, khơi dậy động lực vươn lên và giúp mọi người cùng vượt qua những khó khăn đó.
Với những ý nghĩa tích cực như trên, tác giả cuốn sách muốn tiến thêm một bước trong việc nâng cao năng suất của các cá nhân, nhóm, tổ chức ở Việt Nam bằng việc lập ra một cộng đồng trực tuyến tại địa chỉ
http://www.giaiquyetvande.vn. Hy vọng đây sẽ là cầu nối cho nhiều ý tưởng
và sự kiện mới trong tương lai. Rất mong sự tham gia của độc giả vào diễn đàn thông qua việc chia sẻ các dự án giải quyết vấn đề của mình và thảo luận những dự án từ các thành viên.
Phụ lục
Biểu mẫu báo cáo giải quyết vấn đề (mặt trước)