Kết quả thực tế của giải pháp

Một phần của tài liệu 4 buoc giai _yet van de_5DE168FB72564AB79F6995006B26D35E (Trang 104 - 106)

Trong trường hợp tất cả các dây chuyền đã được ứng dụng giải pháp, chúng ta có thể so sánh những thành quả đạt được so với mục tiêu SMART chúng ta đã đề ra ở bước “Giải thích”. Nếu đọc đến đây mà bạn đã quên mục tiêu SMART là gì, hãy thử nhớ đến “con đường đến thành cơng”, tức là cụ thể, đo đếm được, đạt được, thích hợp, có thời gian hợp lý. Việc thu thập dữ liệu lúc này cũng giống như việc thu thập dữ liệu bạn đã làm từ bước Giải thích vấn đề với tám cơng cụ chất lượng.

Giải pháp là tốt nếu như đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Nếu chưa đạt được mục tiêu, chúng ta cần thay đổi mục tiêu và đặt câu hỏi:

Liệu giải pháp được lựa chọn đã được ứng dụng đúng chưa? Chúng ta cần thay đổi gì ở giải pháp để đạt hiệu quả cao hơn?

Chúng ta cần quay trở lại bước Giải thích và Quyết định để xem xét đề xuất thêm một giải pháp mới?

Hình 93 là biểu đồ dễ sử dụng nhất mô tả việc theo dõi thực tế so với kế hoạch. Trục x được chia ra theo đơn vị thời gian, mỗi một đơn vị có thể là ngày, tuần hay tháng. Trục y chưa định đơn vị có thể là chục, trăm, ngàn, chục ngàn, hay phần trăm (%). Việc có một trục thời gian giúp ta theo dõi sự thay đổi theo thời gian của vấn đề cần theo dõi.

Hình 93. Sử dụng biểu đồ cột và đường để so sánh mục tiêu và thực tế

Thời gian khơng thể dài vơ tận, vì vậy chúng ta cần dừng việc theo dõi ở một thời gian phù hợp và đánh giá liệu mục tiêu đã đạt được hay chưa. Một

doanh nghiệp có thể cho nhóm giải quyết vấn đề thời gian 3 tháng để giải quyết và đánh giá sự thành công, thất bại của việc giải quyết vấn đề.

Khi giá trị cần theo dõi không đạt được đúng theo dự kiến, trước khi xem xét lại giải pháp, ta cần tìm hiểu xem liệu có vấn đề khác đang xảy ra đồng thời hay khơng? Nếu vấn đề đó độc lập với giải pháp chúng ta đang thực hiện, ta tìm cách tách rời vấn đề đó ra khỏi giá trị đang xem xét để kết quả thực hiện giải pháp được chính xác hơn.

Ngồi ra, chúng ta cũng cần quan tâm đến độ tin cậy của các công cụ đo lường được sử dụng. Nếu không sử dụng các cơng cụ đo lường tốt thì kết quả đo đạc sai lệch, dẫn đến việc đánh giá sai về kết quả của giải pháp. Có hai khái niệm về hệ đo lường chúng ta cần biết đó là độ chính xác (precision) và độ chuẩn xác (accuracy). Thuật ngữ độ chính xác được dùng để chỉ mức độ lặp lại của các kết quả đo trong cùng một điều kiện đo. Thuật ngữ độ chuẩn xác được dùng để chỉ về mức độ sai số của các kết quả đo đo so với giá trị chuẩn. Hình 94 sử dụng hình ảnh bia đạn để mơ tả cho tính chất chính xác và chuẩn xác của một hệ. Như vậy, một hệ thống đo tốt phải đảm bảo cả tính chính xác và tính chuẩn xác. Muốn đảm bảo điều này, chúng ta cần thực hiện hiệu chuẩn các thiết bị thường xuyên và tiến hành kiểm tra chéo các thiết bị đo nếu nghi ngờ kết quả đo đạc khơng tin tưởng.

Hình 94. Độ chính xác và độ chuẩn xác của một hệ thống đo

Một phần của tài liệu 4 buoc giai _yet van de_5DE168FB72564AB79F6995006B26D35E (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)