Ma trận đánh giá có lượng hàng và cột khơng cố định. Số lượng cột phụ thuộc vào số lượng yếu tố chúng ta muốn xem xét, số lượng hàng phụ thuộc vào số lượng giải pháp chúng ta có. Ngồi ra, chúng ta có thêm một cột là Tổng điểm và một cột là Thứ hạng (xem ví dụ ở Bảng 12). Sự linh động trong việc thiết kế bảng giúp chúng ta có thêm nhiều thơng tin và đánh giá hồn thiện hơn với từng giải pháp. Khi sử dụng bảng, mỗi ô của bảng tương ứng với giá trị mang lại từ một giải pháp đối với một yếu tố cụ thể cần xem xét.
Trong ví dụ ở Bảng 12, chúng ta đánh giá các giải pháp giúp nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho người lao động qua các yếu tố như: tầm ảnh hưởng của giải pháp (số người được hưởng lợi?), giải pháp có thể được thực hiện nhanh chóng (liệu giải pháp có thực hiện được ngay?), lợi ích về mặt lâu dài, nguồn lực thực hiện giải pháp (cần bao nhiêu người mới có thể biến giải pháp thành hiện thực?) Sau đó chúng ta đặt các câu hỏi trên với từng giải pháp điền các câu trả lời tương ứng như “cao”, “vừa” hay “thấp” vào các ô tương ứng. Sau khi điền vào tất cả các ô trong bảng (trừ các ô ở cột Tổng điểm và Thứ hạng), ta sẽ tính điểm số của từng giải pháp như sau: các ô “cao” tương ứng với 9 điểm, ô “vừa” tương ứng với 3 điểm, ơ “thấp” tương ứng với 1 điểm. Tính tổng các điểm số này của từng hàng và điền vào ô ở cột Tổng điểm. Tiếp tục, dựa trên điểm số có được, chúng ta xếp hạng từ cao đến thấp cho từng giải pháp. Giải pháp có điểm cao nhất sẽ được xếp hạng nhất, đồng thời sẽ là giải pháp tốt nhất trong tất cả các giải pháp. Giải pháp có điểm cao nhì sẽ là giải pháp tốt kế tiếp, v.v...
Bảng 12. Ví dụ về ma trận đánh giá dùng chữ đánh giá các giải pháp giúp cải thiện phúc lợi của người lao động trong một nhà máy (*Thấp: 1 điểm, Vừa: 3 điểm, Cao: 9 điểm)
Một lưu ý quan trọng là chúng ta cần phải chọn các yếu tố làm sao để câu trả lời là đồng nhất cho một giải pháp tốt. Ở yếu tố tầm ảnh hưởng của giải pháp và giải pháp có thể được thực hiện nhanh chóng trong ví dụ trên, một giải pháp tốt sẽ được trả lời là “cao” cho cả hai. Nếu chúng ta chọn hai yếu tố là tầm ảnh hưởng của giải pháp và thời gian thực hiện giải pháp, giải pháp tốt sẽ có câu trả lời tương ứng là “cao” và “thấp” cho từng yếu tố. Việc không đồng nhất này khiến tổng điểm không phản ánh đúng giá trị của giải pháp.
Ngồi ra, thay vì sử dụng chữ (cao, vừa, thấp), ta có thể điền thẳng số điểm vào trong từng ơ, như trong ví dụ ở Bảng 13. Dùng số giúp chúng ta tính tốn được ngay tổng điểm. Tuy nhiên, cách dùng chữ có những lợi ích riêng của nó. Khi chúng ta muốn các giải pháp được đánh giá một cách khách quan nhất, chúng ta sẽ dùng chữ và không công bố số điểm tương ứng với từng chữ (không nhất thiết điểm số phải là 1, 3 và 9 như trong ví dụ trên). Việc này giúp những người tham gia thảo luận khơng vì sự thiên vị mà có thể tìm cách thêm điểm cho các giải pháp mà cá nhân họ ưa thích hơn.
Bảng 13. Ví dụ về ma trận đánh giá dùng số (1: thấp, 3: vừa, 9: cao)