Tiến trình thể loại văn học trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 55 - 56)

7. Đóng góp của khóa luận

2.1.1. Tiến trình thể loại văn học trung đại

Thể loại văn học là nơi thể hiện rất rõ đặc trưng loại hình của văn học. Mỗi một loại hình văn học có một hệ thống thể loại riêng. Có thể thấy đây chính là phương diện phân biệt rõ nhất hai loại hình văn học trung đại và hiện đại. Có thể nhận thấy, văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), đấy là một thời kì dài được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Từ góc nhìn thể loại và theo tiến trình của nó, quá trình văn học này diễn ra qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn đầu từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, về cơ bản giai đoạn này chúng ta vay mượn, tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc. Văn học có mối liên hệ chặt chẽ với văn hoá, văn học dân gian, với lịch sử và tôn giáo. Hệ thống thể loại mang tính chức năng hành chính và lễ nghi (chiếu, biểu, văn bia, văn tế…) được tiếp thu, tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Dục Thúy sơn Linh Tế tháp kí…Thơ chữ Hán: thể tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn… viết theo loại tứ tuyệt, bát cú hay trường thiên, các thể ca, hành, từ khúc, từ phú. Văn xuôi tự sự:

Sử kí, truyện truyền kì. Có thể kể đến các tác phẩm như: Quốc tộ, Nam quốc sơn , Thiên đô Chiếu, Dụ chư tì tướng hịch văn, Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục.

Giai đoạn thứ hai từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, đây là một giai đoạn mới, song song với bộ phận văn học viết bằng chữ Hán là bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh hệ thống thể loại ngoại nhập đã có một hệ thống thể loại nội sinh khá ổn định. Đây cũng là giai đoạn đột khởi của thể loại truyện truyền kỳ với những tác phẩm xuất sắc Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông),

Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)…

Giai đoạn thứ ba từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, đây là giai đoạn phát triển đầy đủ các thể loại có trong văn học trung đại Việt Nam nhìn trên cả hai hệ thống thể loại ngoại nhập và nội sinh đều đạt đến đỉnh cao thành tựu. Thể loại: Văn học chữ Hán vẫn trên đà phát triển, mang đậm dấu ấn cá nhân. Thơ mang nặng suy tư trăn trở về đời. Văn xuôi tự sự đạt đến đỉnh cao của thể kí, truyền kì: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục - Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án. Tiểu thuyết chương hồi học tập từ Trung Quốc có Hoàng Lê nhất thống chí. Văn học chữ Nôm thì nở rộ với tên tuổi của Hồ Xuân Dương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du.

Nửa sau thế kỷ XIX là giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. Do sự chi phối của bối cảnh lịch sử – xã hội đặc biệt ở giai đoạn này, các thể loại ngắn như thơ, phú, hịch, văn tế…phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)