Tri thức về duyên cách, địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 113 - 118)

7. Đóng góp của khóa luận

3.2.2. Tri thức về duyên cách, địa lý

Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng. Di tích lịch sử văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất lớn không chỉ trên lĩnh vực lịch sử mà còn trên lĩnh vực văn hóa xã hội. Mỗi ghi chép của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ đều đã trở thành những tư liệu vô giá về đời sống tinh thần vào thời bấy giờ. Những ghi chép về tập tục địa phương trong đó giúp nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thời nay hiểu được địa lý hành chính thời xưa. Đây là một tài liệu văn hóa mà mỗi người đều nên đọc qua để biết về những nét truyền thống xưa đẹp đẽ thanh tao của dân tộc.

Trong Tang thương ngẫu lụcVũ trung tuỳ bút, chúng tôi thấy rất nhiều thiên viết theo xu hướng các cốt truyện truyền thuyết hóa những địa danh, di tích lịch sử. Thiết nghĩ các câu chuyện đó đều xuất phát từ những chuyện dân gian, tác giả ghi chép lại. Điều này có đóng góp không nhỏ cho văn hóa, văn học dân gian và ngành địa danh học về sau. Theo khảo sát bước đầu, chúng tôi thống kê được 22/89 thiên của Tang thương ngẫu lục: Hồ Gươm, Ma Đồng Xuân, Chùa

Tiên Tích, Bài kí chơi núi Phật Tích, Sông Dùng, Núi Đông Liệt, Núi Rết, Miếu cổ cửa Đông Hoa, Bia núi Thành Nam, Miếu Thanh Cẩm, Miếu Thuần dương tổ , Chùa Thiên Mụ, Đền Trấn Võ, Cửa kinh thành, Thành cũ Triều Khẩu, Đền Trấn Võ, Cửa kinh thành, Núi Dục Thúy, Tháp Báo Thiên, Đền Linh Lang,

Chùa Kim Liên...Và 10/90 thiên của Vũ trung tùy bút: Sơn Tây tự cảnh (Cảnh chùa Sơn Tây), Hải Dương xứ (Xứ Hải Dương), Đường An huyện danh (Tên huyện Đường An), Châu Khê thôn danh (Tên làng Châu Khê), Hạ Bì thôn (Làng Hạ Bì), Tuấn Kiệt xã miếu (Đền thờ làng Tuấn Kiệt), Đế Thích từ (Đền Đế Thích), Mã công chúa miếu (Miếu bà Chúa ngựa), Đình Tổ thị thôn chi thổ tinh

(Gò đất làng Đình Tổ), Động Đình hồ thần (Thần hồ Động Đình)...Các tác giả viết về di tích lịch sử văn hóa của dân tộc chủ yếu nói về chùa chiền, đền miếu. Đó là nét đẹp văn hóa gắn liền với truyền thống của người Việt. Mặt khác, đó còn là quan niệm tín ngưỡng dân gian về không gian nơi linh thiêng. Những giá trị văn hóa đó được dựng lên như thế nào, vẻ đẹp ra sao chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua mỗi thiên ghi chép.

Trước hết, chuyện về Miếu cổ cửa Đông Hoa. Miếu một nơi thờ cúng linh thiêng, có giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Từ đời này sang đời khác, đó là biểu tượng đem lại giá trị tinh thần nhất định. Việc thờ cúng trở thành phong tục của con người Việt Nam. Nhà vua xuống lệnh rất nghiêm khắc đắp thành Thăng Long từ đời vua Lý Thái Tổ. Học trò Phạm Sinh yếu ớt không kham nổi việc nặng nhọc ngã lăn ra bị phu tráng đắp đất chồng cả lên “sau mấy tháng người vợ mới ở nhà quê lên ngoảnh mặt vào tường thành mà khóc không dứt. Thành bỗng nhiên đổ, Phạm Sinh lộ ra mặt vẫn tươi tỉnh như lúc sống, ai trông thấy cũng phải kinh dị...”[11, tr.139]. Các thiên nói về miếu, đền, chùa, bia Phạm Đình Hổ trình bày chi tiết, cặn kẽ lý do xây dựng đền, miếu cũng như họ tên của người đi sau đối với di tích lịch sử đó. Đồng thời là thái độ phê phán nhân cách con người không biết trân trọng trước những nơi linh thiêng.

Không tự bằng lòng với những gì mình đang có Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án luôn cẩn trọng tìm đến cội nguồn vấn đề: “Thành cũ Triều Khẩu thuộc làng

Trào Khẩu huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) người minh đắp lên trong năm Vĩnh Lạc. Đức Thái Tổ tiên triều từ thôn Đỗ Gia qua sông kéo sang vây đánh, chính là chỗ đó” (Thành cũ Triều Khẩu). “Ngõ Hàng Nghiên ở thành Thăng Long, có miếu Thuần Dương tổ sư, không biết có từ bao giờ, chân nhân Phạm Viên thường gặp ông Thuần Dương ở đấy” (Miếu Thuần Dương tổ sư). “Thành Tương Dương thành nam ở phủ Trà Lân trấn Nghệ An, xây đắp về đời nhà Trần” (Bia núi Thành nam). “Miếu Thanh Cẩm ở phường Đông Các huyện Thọ Xương, thờ vị liệt sĩ nhà Mạc là ông Mỗ” (Miếu Thanh Cẩm),…

Không dừng lại ở việc ghi chép đền miếu Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án còn thể hiện vốn văn hóa sâu rộng của mình đối với quan niệm về thờ thần linh. Trong thiên Đền Trấn Võ, có đoạn viết: “Đời chúa Tĩnh Vương tiên triều mới cho đúc đồng làm tượng, cao mấy trục thước, xõa tóc đi chân đất, chống gươm đứng dẫm lên con rùa, con rắn. Lại có bốn vị nguyên súy đứng ở phía trước, Tượng Hồ tinhđứng một bên, uy dung nghiêm chỉnh...”[12, tr. 193]. Đây là thiên tác giả có sự quan sát rất tỉ mỉ, công phu chứng tỏ sự am tường văn hóa sâu rộng của người cầm bút. Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa Trung Hoa và nước ta “Quan thượng thư Mỗ người làng Hoàng Xá khi đi sứ Trung Hoa có rước bức tượng Tử đồng đế quân về nước, đặt tạm ở tiền đường đền Trấn Võ...”[11, tr. 194].

Còn với một số thiên viết về danh lam thắng cảnh như Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Chùa Thiên Mụ, Đền Linh Lang, Chùa Kim Liên, Hồ Hoàn Kiếm, Hải Dương xứ (Xứ Hải Dương), cũng làm cho người đọc thấy được sự trải nghiệm cũng như tâm huyết của các tác giả đối với non nước mình. Địa danh trong các tác phẩm trải dài từ kinh thành Thăng Long đến các vùng miền Bắc như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam lên tận miền núi như Hà Tây, Tuyên Quang và dọc theo các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam và vào cả phía Nam như Bảo Lộc, Gia Định…

Hòa với ngòi bút của tác giả đến với Chùa Tiên Tích người đọc được chiêm ngưỡng chốn bồng lai vừa thiêng liêng cổ kính vừa non nước hữu tình. “Chùa

rộng lớn, nóc chồng, cửa kép”. Khung cảnh chùa bài trí đẹp, thể hiện sự quan sát tinh tế của người cầm bút cũng như quan niệm thẩm mĩ của tác giả: “Sân bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên bày những chậu lan gió thổi hây hây, thơm đưa phưng phưng”. Quang cảnh chùa như dần được hiện lên qua một ống kính thu nhỏ: “Chùa đằng sau dựa vào đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong”. Cảnh chùa tựa một bức tranh phong cảnh, gợi cảm giác tò mò với người đọc về một nơi bình an có hương thơm, cảnh đẹp “cây tháp ở phía hữu, cao chín tầng, bốn góc đeo nhạc, trang sức bằng nét vàng xanh rực rỡ”. Chùa Tiên Tích không chỉ ngát hương lan, hương sen cùng nhiều “hương bay xa mấy dặm” mà qua từng câu chữ ta nhận ra cái tài về nghệ thuật của tác giả. Thu vào tầm mắt là cảnh đẹp mê hồn nơi cõi tiên: “Phía trước chùa về miêu tả chỗ nước vừa chảy thông ra hồ có cái cầu, dưới cầu ghe thuyền đi lại được, trên cầu làm thành mái nhà, trên khắc vẩy rồng lên những tấm ván”. Đây là những nét đẹp truyền thống mà cha ông để lại, viết về nghệ thuật kiến trúc đó các tác giả có thái độ tự hào. Nước Việt Nam nhỏ bé có nhiều thắng cảnh hương hoa. Tuy không mang nét kiêu sa nhưng hương thơm bay xa mấy dặm. Ngòi bút của tác giả đi từ xa tới gần khiến người đọc như đang “du ký” chốn thiên đường: “Trên trời thông trắc cành lá chi chít, ánh mặt trời không lọt xuống được. Dưới đất bầy trâu đá, hươu đá mỗi thứ một con sừng châu vào nhau chế tạo rất tinh tế và sinh động”[11, tr. 62-64]

Không chỉ khắc họa cảnh chùa Tiên Tích, Phạm Đình Hổ dựng lên bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, nơi chùa chiền, thu vào trong tầm mắt là cái nhìn bao quát toàn cảnh chùa trong thiên Bài ký chơi núi Phật Tích: Lên cái lầu chuông ở cạnh đường nhìn sang phía tây, trông núi Phật Tích thấy sắc núi xanh xanh”. Dựng lại một danh thắng nổi tiếng, con mắt quan sát tinh tường, ngòi bút sắc sảo ngòi bút của Tùng Niên khắc họa: “Giữa thờ Phật, bên tả thờ chân thân của thiền sư, bên hữu là ngự dung vua Lý Thần Tôn”. Và đưa người đọc lạc vào cõi tiên cảnh: “Một cái suối ở khe đá từ trên núi xuống, miệng suối có cái đầu rồng nổi lên, đầy về mùa hạ mà cạn về mùa đông. Những tấm bia mài đá tạc

thành nhớn nhỏ rất nhiều, nét chữ mập mờ, đều từ hồi Trung hưng trở về sau cả”. Phạm Đình Hổ thể hiện sự am hiểu tường tận của mình khi dẫn người đọc đứng trước một bức tranh sươn mài với những nét vẽ tinh xảo: “Khoảng giữa động vách đá đứng sững. Chồng đá trèo lên độ một trượng đến cửa động trong, đi vào phải bò, gọi là hang Cắc Cớ”. Tác giả còn mở ra trong mắt độc giả như một thước phim quay chậm tài tình: “Giờ ngọ trên chỏm chợ giời. khắp trời mây quang, gió hây hẩy. Đá núi lởm chởm, cái hình bàn, cái hình ghế, rồi hình lò rượu, hình chén rượu, vị trí thiên nhiên khéo, đẹp tuyệt vời. Trên đỉnh có một tảng đá phẳng lì. đứng trên ngọn này trông ra xung quanh, cái núi Phượng Hoàng, Quy Lân, Mã Yên, Long Đẩu, Hoa Phát đều quanh quất chầu lại cả...”. Theo chân người viết ta dừng lại trước cảnh hang động thiên nhiên ban tặng, đó là hang Thần Cốc: “ Hang này tối mù mịt, ngày cũng như đêm…Đi vào càng sâu càng thấy cảnh khác lạ. Ở một chỗ thấp lõm, thấy xương người chồng chất, nhũ đá rũ xuống, thành ra vô số hình thù quái dị...”[11, tr. 79-85]. Lời văn của tác giả qua từng trang viết như lời mời gọi, nhắn nhủ du khách thập phương rằng nơi đây phong cảnh hữu tình. Lật từng trang, đọc từng câu ta thấy được tấm lòng sâu nặng của tác giả với thiên nhiên tổ quốc. Phải là người gắn bó với quê hương lắm và yêu đất nước nhiều thì ông mới có những thiên ghi chép tuyệt bút đến như vậy.

Bằng sự am tường của tác giả cảnh đẹp núi non lần lượt hiện ra. “Hồ Hoàn Kiếm thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên thông với nước ngoài sông, hình thế rất là to rộng, ấy là nơi đức thái tổ tiên triều đánh rơi thanh kiếm đó” (Hồ Hoàn Kiếm). Cảnh đẹp đó khiến ta nhớ tới Chùa Thiên Mụ: “Chùa ở huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa, dựng trên trái đồi phẳng, có vẻ đẹp của núi khe”. Rồi Đền Linh Lang: “Hồ Tây ở huyện Quảng Đức, là một nơi phong cảnh đẹp ở kinh sư. Khói sáng mơ hồ trông bát ngát”. Hay Chùa Kim Liên: “Chùa xoay lưng ra sông Nhị Hà, Hồ Tây diễu quanh ở trước mặt, khói sáng man mác, trời nước một màu”. Đi đến đâu tác giả cũng đưa người đọc đến với phong cảnh, sắc thái riêng nhưng tựu chung lại vẫn là cảnh đẹp bình dị, mộc mạc yên

bình nơi chùa chiền linh thiêng. Đó là những nơi “Vua thường ngự giá ra chơi”.

Núi Dục Thúy, Núi Đông Liệt, Núi Rết đều được tác giả khắc họa vẻ đẹp tương tự. Vì thế khi đọc bài kí Núi Dục Thúy của Phạm Đình Hổ độc giả nhớ tới câu thơ của ai đó:

“Nước non non nước như thơ, Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng.

Trên thì núi dưới thì sông,

Cúc vàng còn đó hương nồng còn đây.”

Đọc mỗi thiên, ta như đang được dẫn đến những danh thắng, những di tích khiến ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của non sông đất nước và xúc động bởi cảm xúc của người cầm bút. Là người có ý thức trách nhiệm sâu sắc, các tác giả luôn trăn trở với việc lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Họ đã dựng lại những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng với nhiều màu sắc qua ngòi bút ngẫu lục, tùy bút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)