Những thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 73 - 86)

7. Đóng góp của khóa luận

2.2.2. Những thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút

Hai bạn văn Phạm - Nguyễn lựa chọn thể kí nhằm tô đậm chủ đề dâu bể (vốn là một chủ đề được nhiều văn nhân thời đó góp bút). Bởi vì kí là thể loại phong phú, đa dạng: Một người có thể viết nhiều loại kí khác nhau như kí phong cảnh, kí du ngoạn, kí khảo cứu, kí ghi người, ghi việc…trong kí có thể kết hợp giữa bút pháp trữ tình với khảo cứu, giữa trào phúng với trữ tình và khảo cứu, cái chính là tấm lòng, vốn sống và tài năng.

2.2.2.1. Thể loại kí

Với những thiên kí sự ghi chép ngắn gọn hiện thực xã hội lúc bấy giờ về sự suy thoái về đạo đức xã hội, cảnh sống xa hoa của giai cấp thống trị, đời sống cùng khổ của người dân hiện lên sống động. Những trang kí sự ghi lại những

điều tai nghe, mắt thấy, không được viết về quá khứ, không có hư cấu và không được dùng thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kì góp phần tạo nên thành công nghệ thuật lớn cho hai tác phẩm. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là những mẩu chuyện nhỏ ghi lại những sự việc xảy ra vào cuối đời Lê và đời Tây Sơn chứ không phải do ông tự sáng tạo ra như :Vương phủ cựu sự (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh), Quốc học bình văn (Cuộc bình văn trong nhà giám),

Phiến thiết (Trộm cắp),...Còn trong Tang thương ngẫu lục Quận Mã Đặng Lân, Đứa Con Đen, Thi nội, Thành Cũ Triều Khẩu. Các tác giả đã ghi lại thời điểm khoảng năm Giáp Ngọ, Ất Mùi (1774 - 1775) để cung phụng cho lối ăn chơi của mình chúa Trịnh Sâm đã cho thu hết những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian. Kí sự Vương phủ cựu sự

(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)đã ghi lại: “Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các ly cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Việc xây dựng đình đài cứ làm liên tục. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán…” [12, tr 13]. Thiên Quận mã Đặng Lân lại tố cáo sự thối nát của tập đoàn phong kiến và sự ngông cuồng càn rỡ của bọn hoàng thân quốc thích: “Tĩnh Vương đem nàng Quận chúa thứ hai gả cho Lân. Các đồ trang sức và của hồi môn, so với tiền Triều, xa sỉ gấp hơn mười lần. Biệt thự dựng ở phía tây nam Kinh thành Thăng Long, các thứ vật dụng như của một vị Vương giả....”[11, tr 49]. Những ghi chép như thế đã dự báo sự sụp đổ là điều tất yếu đối với triều chính.

Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã sử dụng thể kí với những thành công nhất định. Họ đã hòa mình vào các sự kiện, nhân vật với tư cách là người trong cuộc. Theo khảo sát của chúng tôi có khá nhiều thiên tiêu biểu cho thể bút kí. Đối với bút kí, đây là thể loại thuộc loại hình kí, thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào

đó. Đối sánh ta thấy, Vũ trung tùy bút đúng như Lâm Giang trong bài Giới thiệu

về tác phẩm chia làm bốn nhóm: Nhóm những bài bút kí được ghi chép những điều “mắt thấy tai nghe”, nhóm những bài bút kí được ghi theo trí nhớ, nhóm những bài bút kí được ghi theo lời kể của người khác, nhóm những bài bút kí được viết qua khảo cứu sách vở [12, tr. 6]. Có thể kể tới như: Phong tục, Biển thuật (Mẹo lừa), Hạ Bì thôn (Làng Hạ Bì), Trùng tang trùng tang kỵ (Thói kiêng ngày trùng tang trùng phục), Tuấn Kiệt xã miếu, (Đền thờ làng Tuấn Kiệt), Bắc khách tang kháo (Khách để của)...trong Vũ trung tùy bút Hay Anh kẻ trộm làng Lâm Hộ, Chùa Thiên Mụ, Hồ Hoàn Kiếm trong Tang thương ngẫu lục.

Tang thương ngẫu lục Vũ trung tuỳ bút so với các tác phẩm văn xuôi tự sự cùng thời quả thật rất đa dạng, phong phú. Với hình thức dưới dạng những bài văn ngắn, theo những đề mục khác nhau cho phép tác giả tự do, linh hoạt theo dòng cảm xúc của mình. Ở trong hai tác phẩm có thiên tác giả lại viết theo lối kí khảo cứu. Đặc biệt là ở trong Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ như có sở trường về kí khảo cứu. Tác giả khảo từ hoa cỏ đến trang phục, từ chữ viết đến thể văn, từ việc kì lạ đến phép thi cử, từ nhân vật đến quỷ thần, từ tang lễ đến cưới xin, từ đất đai đến phong vật,… Điều gì ông cũng trình bày cặn kẽ, nói có sách, mách có chứng và so sánh với thực tại:

Về cách uống trà, tác giả cũng khảo sát đến tận “ngọn nguồn lạch sông”, bắt đầu từ sách Kiên biều nói về họ Lư, họ Lục uống trà, đến thời Tống ông Giới Phủ thưởng trà Dương Tiễn, ông Thưởng Chiêm thưởng trà Vân Long, rồi tới thời Minh, thời Thanh và sau đó là thị hiếu của người Việt. Trà tàu “thú vị ở chỗ nó sạch sẽ, hương nó thơm tho. Buổi sớm gió mát, buổi chiều trăng trong, với bạn rượu làng thơ cùng làm chủ khách mà ung dung pha ấm trà tàu ra thưởng thức thì có thể tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục...”[12, tr 40].

Nói đến hôn lễ, Phạm Đình Hổ khảo cứu từ thời Phục Hi cho tới ngày nay: “...Đời xưa, nhà trai đưa lễ đi hỏi vợ, nhà gái phúc thư trả lời, chu toàn đi lại đôi bên chỉ có một mụ mối mà thôi. Thói tục đời nay thì không thế. Từ lúc đi hỏi vợ cho đến lúc thành hôn, nhà trai thường mời cả họ đi theo; người con gái về

nhà chồng thì cả họ người con gái cũng đi tiễn, bày ra hành nghi, phục sức, ăn uống linh đình...” [12, tr. 68].

Đặc biệt khi khảo cứu về hoa cỏ có bài Hoa thảo tác giả viết: “Đời xưa gọi lan là vương giả hương, vì hoa lan thanh nhã bất phàm; những thứ hoa kì quái dễ làm cho người ta say mê không thể ví với nó được. Đời xưa còn có những tên cửu uyển lan, song nay không thể biết hết. Hãy cứ sở kiến mà bàn, thì những thứ thạch lan, thanh lan cũng hiếm có, mà thứ tố lan cũng không dễ mua. Đông lan là một giống huệ đời xưa, cái thứ ta thường gọi là hoa huệ tức là thứ cỏ huệ ở ngoài đồng vậy. Còn thứ kiến lan, thì cánh hoa ngoài xanh trong trắng, hoa điểm sắc đỏ, lại có lốm đốm lưỡi gà như lông gà gô, giống ấy gọi là giống lan ngọc quế” [12, tr. 26]. Phạm Đình Hổ đi vào khảo sát hoa lan, truy tìm, giải thích các tên gọi của các giống hoa lan khác nhau. Theo ông, sở dĩ gọi lan là loại hương của vương giả là bởi “Xưa kia, ông Khuất Nguyên đi trên bờ đầm vừa hát vừa kết hoa lan để đeo; đức Khổng Phu Tử dừng xe trước một hẻm núi, cũng đàn hát thương cho cây lan có vẻ thơm tho mà người đời không ai hay biết, từ đó hoa lan mới nổi tiếng là quốc hương...”[12, tr .27]. Tác giả cũng đi vào khảo cứu cách trồng lan, cách thưởng thức hương lan của người đời: “Trồng nó phải để ý giữ gìn trân trọng: nào là trồng vào chậu sứ Trung Hoa, bón bằng một thứ bùn đã phơi khô đốt ủ đi rồi, hoặc lấy những bã sừng hươu, bã chè khô phủ lên trên gốc, rồi lấy thứ nước ngâm cá ươn tưới cho nó; mỗi ngày phải cắt lá úa, rửa lá tươi vài ba lần. Nó đâm lá xanh tốt, có khi dài đến hai thước, mỗi dò có đến vài mươi cái hoa; lúc thưởng hoa thì lấy hương tùng chi để trước gió mà thưởng ngoạn...” [12, tr .27]. Khi khảo cứu về hoa lan, tác giả có phát hiện thú vị về cách chơi lan của người đời nay: “Ta mới hay người đời chơi lan chỉ biết thưởng thức bằng mắt, chứ không biết thưởng thức bằng mũi, chỉ biết được cái hình của hoa, chứ không biết được cái thần của hoa” [12, tr .29]. Để rồi từ đó ông bình luận: “Chậu sành nào phải là nơi sơn cốc, phường phố nào phải chốn thôn quê, thế mà hoa lan trồng được nơi u tĩnh thì đã phát ra kì hương như thế” [12, tr. 29]. Nói về hoa lan nhưng Phạm Đình Hổ không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu các

giống lan, cách trồng lan, cách thưởng ngoạn hương sắc của lan mà sâu xa hơn tác giả muốn con người hãy tôn trọng thiên tính của loài vật, giữ lấy cái thiên chân vốn có của chúng, đừng tỉa tót, uốn éo phá đi tính tự nhiên của loài vật. Tuy mang hình thức khảo cứu nhưng tác phẩm của Phạm Đình Hổ không lạc sang lĩnh vực văn học chức năng bởi, khảo chỉ là cái cớ để nói về hiện tại và nói về hiện tại mới là chủ yếu. Hơn nữa, văn ông làm thấm đậm chất trữ tình, chất thời sự. Lời văn nhẹ nhàng và ý vị sâu xa. Đọc tác phẩm của Phạm Đình Hổ ta thấy một người uyên thâm Hán học, một bậc hàn nho thanh bạch, một trí thức kinh kì tao nhã. Đấy là nét riêng trong phong cách kí của Phạm Đình Hổ mà các tác giả khác không có.

Tang thương ngẫu lụcVũ trung tuỳ bút còn có thiên viết bằng bút pháp du kí. Nói đến các bài du kí ở hai tác phẩm này thành công hơn cả là thiên

Phật Tích sơn kí ( Bài kí chơi Núi Phật Tích) Sơn Tây tự cảnh (Cảnh chùa Sơn Tây) của Tùng Niên. Loại du kí như Du Phật Tích sơn kí thì lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, cũng có nghĩa Phạm Đình Hổ là người đầu tiên viết loại du kí. Thể loại này nhiều khi thiên về khách quan hoàn toàn, có những cảnh được tác giả ghi chép lại với nhìn khách quan, không bày tỏ cảm xúc rõ rệt: “Giờ dậu lên chùa Thiên Phúc, nhà sư trụ trì là Tịch Khiết mời ngồi chơi nói chuyện. Tịch Khiết là người làng Thiên Phúc trò chuyện rất có vẻ phong nhã. Giờ tuất trở về đền phu nhân…sách Thiên nam quốc ngữ nói mả Lữ Gia ở vườn trúc chưa đằng nào phải hãy cứ ghi vào đây để đợi người thức giả” [11, tr. 80]. Đánh giá giá trị của hai thiên kí phong cảnh này, ông Phùng Dực Bằng Sô trong lời tựa sách Tang thương ngẫu lục nhận xét rằng: “Đó là những bài kí, “trong kí có tranh”,thực đáng được truyền tụng như là Đào Hoa nguyên kí của Đào Uyên Minh thời Tấn” [37].

Rải rác trong Tang thương ngẫu lục Vũ trung tùy bút có một số thiên tạp như: Người Khổng Lồ, Người bán Than, Tạp ký, Phong niên (Mấy năm được mùa). Tuy nhiên số lượng tạp kí không nhiều.

Kí viết về cái có thật trong cuộc sống nên tôn trọng tính xác thực của đối

tượng miêu tả. Người viết kí có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động. Tang thương ngẫu lục trung tùy bút tuy mang nội dung học thuật, khảo cứu nhưng qua cách sử dụng ngôn ngữ, những lời bình luận trữ tình đã tạo cho tác phẩm đậm chất kí. Tác giả sử dụng khá nhiều những lời cảm thán, lời nhận xét để bày tỏ tình cảm, thái độ trước các sự kiện:

- Ôi! nếu như trời sinh ra cây ra đá mà làm hệt như hình cầm thú thì tạo vật cũng đến phải hết nghề, còn có gì đáng thưởng ngoạn nữa! [12, tr. 31]

- Ôi! Kẻ nho lại đi học chữ để chiều đời kiếm ăn, không trách làm gì; Ta chỉ thương cho những kẻ sĩ phu đời nay không còn lưu ý đến các lối chữ [12, tr. 36]

- Ta nhân thế lại tiếc cho người cầm quyền nước, xưa nay không biết lưu ý đến việc công nghệ dân ta. Tiếc thay! [12, tr. 43]

- Ta e rằng việc thiên hạ không phải là việc kẻ hèn mọn được nói leo! [12, tr. 47]

- Ôi! Đó là loài cây cỏ vô tri mà còn báo tin không sai như thế thì cũng lạ thay! [11, tr. 205]

- Chùa hiện nay bị phá hủy, chỉ còn cỏ rậm rạp phất phơ trong ngọn gió thu , muốn tìm lấy một vài hòn ngói vụn, viên gạch nát cũng không thể tìm được. Trò đời thịnh suy thay đổi, ngậm ngùi khôn xiết nên lời [11, tr. 64].

Tóm lại Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tuỳ bút là những tác phẩm văn xuôi tự sự đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thời kì cuối Lê đầu Nguyễn minh chứng cho tính phong phú, đa dạng của bút pháp kí trung đại. Tất cả đều xuất phát từ cá tính tự do, phóng túng và tấm lòng, vốn sống và tài năng của người nghệ sỹ.

2.2.2.2. Thể loại truyện

Tang thương ngẫu lục là một sáng tác thời trung đại phần lớn những thiên ghi chép trong tác phẩm thuộc thể kí, song vẫn có những thiên được xếp vào thể truyện ngắn. Sử dụng thể loại truyện, tác giả phát huy vai trò của hư cấu tưởng tượng. Truyện phải có đầu có cuối và có cốt truyện để kể lại. Ở đó, người viết có

thể khai thác mạch nguồn dân gian mà kho tàng truyện dân gian nước ta đã tích lũy trên một ngàn năm lịch sử. Bằng việc thần thánh hóa, huyền thoại hóa những bậc anh hùng mà mình sùng kính. Tất cả những hình tượng đó người cầm bút đã khai thác triệt để, dung nạp, sáng tạo nên những thiên truyện độc đáo.

Mở đầu tác phẩm Vũ trung tùy bút là thiên tự truyện - Tự thuật Phạm Đình Hổ thuật lại vài kỷ niệm thời ấu thơ gắn với cha mẹ, anh em, gắn với chí hướng và tâm tưởng của mình. Mặc dù viết theo lối tự thuật nhưng tác giả không thiên về kể sự việc, về cuộc đời và sự nghiệp của mình mà tác giả chỉ thuật lại một vài kỉ niệm thời ấu thơ nên văn ông thấm chất trữ tình: “Đấng tiên đại phu ta trải qua Hiến sát Nam Định, Tuần phủ Sơn Tây, trong trắp vẫn thường có cái mũ với cái khăn, ta thường lúc đùa bỡn cứ hay lấy ra đội, mà thích nhất là cái mũ trãi quan, dẫu cấm không cho chơi nghịch cũng không thể được. Có người đem những sách nôm và những trò thanh sắc, nghề cơ bạc, rủ rê chơi đùa, thì ta bịt tai lại không muốn nghe. Ta đã học vỡ được ít kinh sử, thế mà chữ nôm ta không thể biết hết được, câu ca bản đàn thoảng qua ngoài tai rồi lại lờ mờ không hiểu gì cả. Năm Giáp Thìn (1784) ta mắc bệnh có cơ nguy đến tính mệnh ; khỏi dậy, anh trưởng ta mới dạy ta đánh cờ tướng ; ta học đến vài năm nhưng hễ đánh với ai là thua. Năm ngoài hai mươi tuổi, cùng với các bạn bè chơi cờ, lúc bấy giờ mới hiểu được cái thế công thủ trong cuộc cờ, nhưng lại không muốn để trí vào nữa. Còn như những trò chơi cờ bạc, phán thán thì ta vốn không thích, đôi lúc đùa, thử tập chơi, nhưng ít lâu cũng chẳng hiểu cái thuật nó ra thế nào” [12, tr 10].

Thiên liệt truyện kể về Ông Phạm Ngũ Lão -người giỏi tài nghệ, đánh thắng giặc Ai Lao. Bằng lòng ngưỡng mộ và tài sử dụng ngôn từ tác giả đã dựng lên chân dung của vị tướng đời Trần hết sức ấn tượng: “nhân khi đức Trần Hưng Đạo từ dinh Vạn Kiếp về Kinh, quân đi trước đến nơi, quát đuổi dứng dậy. Ông vẫn ngồi im không cựa quậy. Quân lấy ngọn giáo đâm vào đùi; ông vẫn cứ ngồi yên như cũ”. Sau, ông được tiến lên triều đình, cho coi quân cấm vệ. Vệ sĩ không phục, tâu xin cùng ông đọ sức. Ông bằng lòng, nhưng trước khi đọ sức, xin phép về nghỉ nhà ba tháng. Về nhà, “ngày ngày ông ra cái gò lớn ngoài

đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên. Nhảy mãi đến nỗi cái gò phải trụt thấp xuống một nửa”. Hết hạn nghỉ, ông trở lại Cấm thành, cùng bọn vệ sĩ so đọ tài nghệ. Tay đấm chân đá, đi lại vùn vụt như bay, nghìn người không kháng cự nổi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 73 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)