7. Đóng góp của khóa luận
1.1.2. Hình tượng tác giả
1.1.2.1. Khái niệm tác giả
Quá trình tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học, kĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân. Bởi vậy, tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học, kĩ thuật (gọi chung là tác phẩm) chỉ có thể là những con người cụ thể khi họ đã bằng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm.
Theo Phạm Văn Tuyết trong bài “Khái niệm về tác giả và đồng tác giả của tác phẩm” trên Tạp chí Luật học số 1/2009 thì định nghĩa: “Tác giả là người trực tiếp lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học để tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm thuộc một trong các lĩnh vực đó” [33]
Như vậy, có thể hiểu tác giả văn học là người làm ra tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ như các bài thơ, bài báo, cuốn sách, vở kịch... Tên tác giả (bao gồm cả tên thật hoặc bút danh) được nêu cùng tên tác phẩm. Theo đó người đọc có thể bắt gặp các thuật ngữ riêng biệt như văn hào, thi hào, tác gia, cũng thường gặp những khái niệm nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết (tiểu thuyết gia), cây bút...
1.1.2.2. Hình tượng tác giả
Trong cuốn Dẫn luận Thi pháp học, Trần Đình Sử dành một chương lấy tên là “Tác giả, kiểu tác giả”, ông viết: “Hình tượng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù thi pháp học vì tác giả là trung tâm tổ chức nội dung hình thức, mang cảm quan thế giới đặc thù, trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật” [26].
Ông cũng dẫn ra những lời của các đại gia nổi tiếng thế giới “Tác giả biểu hiện chính mình” (Goethe), “Hình tượng tác giả là trung tâm của phong cách ngôn ngữ” (Vinogradov). Ông phân biệt hình tượng tác giả với nhân vâ ̣t người kể chuyện, phân biệt tác giả tiểu sử (người “thật”) với hình tượng tác giả (với sự biểu hiện mình như người phát hiện, khám phá, tiến bộ trong tác phẩm). Nhưng đấy là nói hình ảnh - hay hình tượng - tác giả được người đọc “hình dung” khi đọc tác phẩm. Đó không phải là thứ “hình tượng” xuất hiện tường minh, hiển ngôn bằng các chi tiết và ngôn ngữ như hình tượng các nhân vật kể cả nhân vật “người kể chuyện” trong tác phẩm tự sự hay “nhân vật trữ tình” trong tác phẩm trữ tình. Cái gọi là “hình tượng tác giả” ở tác phẩm không “hiện diện” ở tác phẩm. Trừ ở một số tác phẩm sáng tác theo lối thù tạc giao lưu trực tiếp hoặc theo sự thừa nhận của chính tác giả như ở sáng tác của các nhà thơ trung đại ở ta. Tác giả của các tác phẩm trữ tình và tự sự không tham gia vào hình tượng tác phẩm (bức tranh cuộc sống) chính họ tái hiện.
1.1.2.3. Chủ thể tự sự
Trong Giáo trình Dẫn luận Tự sự học, tác giả Lê Thời Tân định nghĩa : “ tác phẩm tự sự là những sáng tác chứa đựng trong nó câu chuyện cùng người kể” [30]. Hiểu theo cách khái quát thì đó là một nội dung tự sự và một chủ thể tự sự.
Đây chính là một đặc trưng cơ bản nhất khu biệt tác phẩm văn học tự sự với các tác phẩm thuộc các thể tài văn học khác. Quan hệ giữa chủ thể tự sự và câu chuyện kể ra là một mối quan hệ bản chất nhất và cũng là mối quan hệ phức tạp nhất của truyện kể. Nó cấu thành những bối cảnh tự sự cụ thể, mà tác giả Lê Thời Tân cho rằng có ba loại bối cảnh tự sự cơ bản:
Bối cảnh tự sự ngôi nhân xưng thứ nhất- tôi để kể nghĩa là chủ thể tự sự tồn tại trong lòng thế giới câu chuyện. Tác giả đứng trên cùng một bình diện với các nhân vật xung quanh mình.
Bối cảnh tự sự tác giả. Người kể tồn tại bên ngoài cái thế giới câu chuyện được kể đến, tác giả quan sát nó từ nhiều điểm nhìn khác nhau và tất cả các điểm nhìn này đều không cùng nằm trên một bình diện với các nhân vật trong câu chuyện.
Bối cảnh tự sự nhân vật. Trong bối cảnh tự sự này, hình tượng một người phản ánh đã thay thế vào vị trí người kể cụ thể. Hình tượng người phản ánh này chính là một trong số các nhân vật trong thiên truyện. Tác giả cảm thụ, đánh giá thế giới nhưng lại không giống như một người đang kể chuyện cùng thính giả. Người đọc nhìn nhận mọi thứ trong câu chuyện qua con mắt của người phản ánh. Do chỗ không có ai gánh vác vai trò người kể cụ thể nên thế giới câu chuyện dường như hiển hiện trực tiếp trước mắt người đọc.
Mỗi một loại bối cảnh tự sự trên được cấu thành từ các yếu tố tự sự như phương thức tự sự, ngôi nhân xưng tự sự, điểm nhìn tự sự. Phương thức tự sự lí giải tình thế diễn ra là - hoặc là sẽ xuất hiện trước mắt người đọc hình tượng một chủ thể tự sự cụ thể với tính cách xác định hoặc ngược lại, chủ thể tự sự ẩn mình sau câu chuyện khiến cho độc giả không cảm thấy có sự tồn tại của mình. Ngôi nhân xưng tự sự bộc lộ mối quan hệ giữa chủ thể tự sự với thế giới được kể đến. Khi kiến giải về Cuộc sống thực của con người trong thể tự sự, Văn 8, tác giả Phạm Toàn có viết: “Trước hết, ta thấy một tâm hồn nhà văn viết tự sự – một lòng đồng cảm...cái tâm hồn khiến các nhà văn đó rung động trước cảnh đời thực của con người. Tâm hồn nhạy cảm dễ rung động của nhà văn khiến họ không như
những hòn đá lăn trên đường mà trên thân mình chẳng bám một cọng rêu - những hòn đá vô cảm tiêu biểu cho tính vô cảm không bao giờ đến được với tâm tình con người và với cái đẹp nghệ thuật diễn đạt tâm tình con người. Tâm hồn nhà văn viết tự sự toát ra từ tính cách riêng từng nhà văn. Tâm hồn họ sẽ đưa đến cho họ cách viết riêng” [32 ]