Ghi chép về những nhân vật phi thường trong lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 127 - 135)

7. Đóng góp của khóa luận

3.3.3. Ghi chép về những nhân vật phi thường trong lịch sử

Nổi bật nhất là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi chép những giai thoại về con người lịch sử, danh nhân văn hóa với ý thức tự hào dân tộc. Theo khảo sát sơ bộ bước đầu, chúng tôi đã thống kê được 45/89 thiên của Tang thương ngẫu lục và 17/90 thiên của Vũ trung tùy bút viết về con người lịch sử và danh nhân văn hóa với đầy đủ những nét bình phàm của con người tự nhiên, với những phẩm chất cao quý của danh nhân văn hóa mà chúng ta đáng trân quý.

Từ đó có thể sử dụng làm tư liệu cho các sử gia. Ý thức được điều này, trong hầu hết các thiên đều ghi chép đầy đủ những địa danh, thời gian hay tên tuổi của nhân vật thật chính xác. Như trong Lời giới thiệu về Tang thương ngẫu lục Trương Chính khẳng định: “Đối chiếu với lai lịch, sự tích của chính những người đó trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1782-1840), cũng có thể thấy hai ông thực sự cầu thị đến mức nào. Vì vậy, các nhà nghiên cứu xưa nay thường dẫn Tang thương ngẫu lục ra làm bằng chứng, tin những sự việc chép ở đây, là có căn cứ.” [11, tr.14].

Ghi chép về các vị vua tiền triều

Nếu lịch sử chỉ ghi nhận sự kiện bằng ngày tháng, địa điểm, con người và sự việc diễn ra thì tác phẩm văn học ghi nhận bằng những hình tượng, chi tiết. Những sự kiện lịch sử quen thuộc có liên quan đến các vị vua, các triều đại từng được truyền thuyết hóa cũng được các tác giả ghi chép lại. Nhắc về các vị vua ở triều đại trước, các tác giả thường thần thánh hóa sự nghiệp hay nguồn gốc xuất thân của họ để ngợi ca. Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án đề cập rất nhiều đến vấn đề này:

Truyện Thần Tông hoàng đế kể lại: “Hoàng hậu họ Trịnh (vợ vua Lê Kính Tông) có mang. Ngày lên giường cữ, mãi chưa sinh được; lòng vua lo lắng. Chợt vua chiêm bao thấy có người báo: “Hoàng tử còn ở chợ Bảo Thiên, hậu cung đã sinh mau sao được!”. Tỉnh dậy, vua sai nội giám (Trung Quí) ra chợ dò xem. Bấy giờ, vừa tang tảng sáng, chợ vắng tanh chưa có ai. Nội giám chỉ thấy dưới gầm phản thịt có lão ăn mày, tóc bạc phơ, tuổi chừng 81, 82 nằm trên mặt

đất, rên hừ hừ, ngắc ngoải chờ chết. Nội giám về tâu. Vua lại cho ra hỏi xem. Đến sáng thì lão ăn mày chết. Cũng đúng lúc ấy, trong cung hoàng hậu sinh hoàng tử. Hoàng tử lớn lên nối ngôi, tức vua Thần Tông”. Tác giả bày tỏ: “ Quả chuyện ấy thật thì tiền thân vua Lý Thần Tông, là thầy tu Từ Đạo Hạnh, hậu thân là ông lão ăn mày ở chợ Báo Thiên, lại hậu thân nữa là vua Thần Tông triều Lê! một ông sư, một lão ăn mày, tái sinh vào bậc đế vương, khiến người không thể hiểu nổi” [11, tr.19- 20].

Truyện Thánh Tông hoàng đế, Phạm Đình Hổ cũng kể về nguồn gốc thần tiên của vua: “Thái hậu có mang, chiêm bao thấy đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước Nam, và sai một ngọc nữ xuống để sánh đôi. Tiên đồng không vâng chỉ ngay, Thượng đế giận, ném hòn ngọc khuê, xây xát ở trán. Tiên đồng dập đầu lạy tạ, (…) Bừng tỉnh giấc thì sinh vua Thánh Tông, vết ngọc khuê ở trán hãy còn rõ” [11, tr.233-234]. Khi lên ngôi, vua thường dò tìm người trong chiêm bao, không gặp lòng vẫn không vui. Khoảng đầu niên hiệu Thái Hòa, có người con gái bị bắt vào nhà quan sung vào hàng nữ nhạc. Người con gái ấy tư sắc tuyệt đẹp, tuổi đã 17, 18 mà vẫn không biết nói. Khi vào cung hầu yến, “vì câm nên chỉ ngồi gõ phách, tiếng lanh lảnh, phảng phất như một khúc điệu quân thiên. Vua thấy lạ, hỏi thì thấy người con gái nói năng đi đứng, giống hệt người ngọc nữ trên chỗ Thượng đế, bèn thu nạp vào hậu cung. Sách lập làm Trường Lạc hoàng hậu” [11, tr.234].

Hoặc ở truyện Ông Lê Trãi (Nguyễn Trãi), tác giả ca ngợi vua Lê Thái Tổ khi kể chuyện Nguyễn Công Hãng nghe được vị thần nói: “Thượng đế xét đến nước Nam chưa có chủ, nên có sai Lê Lợi làm vua, Lê Trãi làm tôi” [112, tr.117]. Từ đây có thể thấy, việc Lê Lợi lên ngôi là “thiên mệnh”. Phạm Đình Hổ sau cũng kể về vị vua Lê được lòng người này nên thần dân đều trợ giúp:“ Vua Lê Lợi khi còn ở núi Lam Sơn ra đánh nhau với quân Minh bị thua, quân tướng bỏ chạy toán loạn cả. Lúc chạy qua khoảng đồng, thấy có một ông già đang cùng người vợ lom khom tát nước bắt cá ở bên bờ ruộng, vua liền chạy lại, cởi ngay áo, xuống ruộng bắt cá với hai ông bà già. Quân Minh đuổi đến nơi, hỏi

ông lão rằng "Có thấy Lê Lợi chạy qua đây không ?". Ông lão đáp "Không thấy". Nhà vua ngảnh tai lên nghe. Ông lão liền mắng "Thằng này sao không bắt cá đi, việc gì đến mày !”. Quân Minh không nghi hoặc gì cả, bỏ đi”. Một lần khác: “Vua Lê Thái Tổ đánh nhau với quân Minh, bị thua, quân Minh đuổi theo gấp lắm. Đang lúc chạy giữa đường, vua trông thấy một người con gái chết, vua bèn dừng lại, rút gươm ra đào lỗ để chôn cất và khấn rằng “Nàng mà phù hộ cho ra chạy thoát, thì ngày sau tất sẽ báo đền”. Khi quân Minh đuổi theo gần đến nơi, vua bèn nhảy vọt vào bụi rậm. Quân Minh xuýt chó săn để tìm, chó cứ sủa vào bụi rậm. Quân giặc đang hồ nghi không biết ra sao, thì chợt thấy trong bụi rậm có một vật đầu người, thân hồ ly, chạy vụt ra ngoài vòng vây. Chó bèn đuổi theo. Quân giặc nổi giận, chém chết ngay con chó mà nói “Ta nuôi mày có phải chỉ dùng đi săn cáo đâu”. Nói rồi, kéo đi. Vua thoát nạn. Về sau, vua Lê lấy được thiên hạ, mới lập một ngôi đền ở chỗ ấy, sắc phong cho người con gái ấy là Hộ Quốc Phu nhân”[11, tr. 227-228]. Tuy viết chuyện này, tác giả ghi chép một cách trung thực, đúng như mình nghe kể lại, không dám phủ nhận, hoặc đặt thành nghi vấn. Nhưng nay đọc lại ta thấy, bên cạnh ngợi ca nguồn gốc dòng dõi vua chúa truyền từ đời này sang đời khác, truyện còn ngụ ý về sự thay đổi của kiếp vận con người hay chính là sự thay đổi về thời thế lịch sử chăng?

Truyện Đền Linh Lang thì kể về việc các vua đời Lý thường ngự giá ra chơi ở Hồ Tây ở huyện Quảng Đức: “Một hôm có một cô gái gặt lúa ở bên bờ hồ, vua bèn trông thấy đem lòng yêu, đưa vào cung ghẹo cợt. Người con gái về nhà có chửa, sinh được con trai mặt mũi khôi ngô. Năm đứa trẻ lên tám tuổi, các người kỳ cựu trong làng đem việc đó tâu lên. Vua mời vào cung, cho dự vào hàng cuối cùng trong các hoàng tử. Không bao lâu hoàng tử ấy lên đậu, hạt đậu to bằng hạt ngô, dày xin xít, không hở chỗ nào, ba tháng trời vẫn không khỏi... Vua đến thăm, thở dài thương hại. Bỗng hoàng tử tâu với vua rằng:

- Con đày xuống có kỳ, xin vua cha chớ buồn phiền. Con sắp sửa đi đây. Vua cha có lòng thương, xin sai lập cho con mấy gian đền thờ ở chỗ con đi.

Vua bằng lòng, hoàng tử bảo buông màn, đuổi hết người hầu hạ ra.

Chừng một trống canh, mở màn xem, “thấy có một con thuồng luồng từ trên nệm bò xuống đất, rồi bò đến hồ Linh Lang, ngỏng cổ nhìn những cây cổ thụ và trái núi đất, lại bò xuống nước biến mất...”[11, tr.230-231]. Phải chăng qua truyện, tác giả phần nào lí giải về các triều đại, một số vua chúa có quan hệ rất tự do với phụ nữ bên ngoài nhưng không có con trai nối dõi, hoặc có thì các hoàng tử đều chết yểu. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến thay triều đổi chính, xã hội rối ren.

Ghi chép về những nhân vật lịch sử

Các nhà sử học, cũng tìm thấy trong Vũ trung tùy bút những tư liệu lịch sử quý giá trong nhóm truyện các danh nhân lịch sử với cách kể chuyện ngắn gọn, súc tích và sự chọn lọc những chi tiết, sự kiện độc đáo. Những nhân vật lịch sử được kể đến như: Ông Nguyễn Duy Thì, Ông Nguyễn Văn Giai, Ông Nguyễn Bá Dương, Ông Nguyễn Công Hãng, Ông Lê Anh Tuấn, Ông Bùi Cầm Hổ, Ông Nguyễn Công Hoàn, Nguyễn Đăng Cảo, Ông Lê Hữu Kiều

trong Tang thương ngẫu lục; Phạm Ngũ Lão, Đỗ Uông, Phạm cư sĩ, Bùi Thế Vinh trong Vũ Trung Tùy Bút….Đó là tầng lớp trí thức, quan lại. Đọc về họ, ta thấy các tác giả tập trung vào những điểm khác thường của nhân vật. Hoặc tài năng bản lĩnh, hoặc những chuyện còn hoài nghi mà Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án muốn tìm ra sự thật.

Nổi bật nhất là những trang ghi chép giai thoại về con người lịch sử, danh nhân văn hóa đã góp công trạng trong việc giữ gìn và xây đắp, tô điểm cho nước non xứ sở.Chuyện viết về Ông Bùi Cầm Hổ là một người học rộng và có tài kinh bang tế thế. Ông được triệu làm quan trong triều do không thi cử nên nhiều người không phục. Nhưng ông là người có tài những người ghen ghét có ý định chơi khăm ông, đốt trầm trong lư hương lại không lót gio ở dưới “Ông rút chiếc khăn ướt trong túi để lót dâng đến trước vua, tâu là lư hương nóng xin lấy khăn đỡ. Lúc đọc chúc, cây nến ở trên điện bỗng tắt, ông cứ đọc mò cho đến hết…Vua nhân thế khen tài”[11].

Các tác giả cũng ngợi ca những nhân vật tài giỏi và có công với xã tắc, vì

nước vì dân. Họ là những người thông minh, cũng xuất thân thần thánh, truyện

Thánh Tông hoàng đế cho biết Lương Thế Vinh vốn là tiên trên trời, được Thượng đế phái xuống trần cùng với vua Lê Thánh Tông (là tiên đồng): “Tiên đồng dập đầu lạy tạ, xin ban cho một người giúp việc. Thượng đế chỉ cho một viên quan trong ban sai theo đi giúp. Viên ấy cố từ, Ngài hẩy vào vai không cho từ” [11, tr.234-235]. Thái hậu từng nằm mộng như thế, sau gặp Trạng nguyên Lương Thế Vinh, thấy hai vai hơi lệch, không được bằng phẳng. Thái hậu nhớ lại mộng cũ, thấy hình mạo Lương rất giống. Vua bèn trao cho Lương làm chức Hàn lâm thị độc, dự vào hàng hai mươi tám ngôi sao trong Tao đàn. Câu chuyện thật kì lạ nhưng xuất phát từ ngoại hình khác lạ của Trạng Lường, tác giả đã kể lại truyền thuyết trên nhằm ca ngợi nguồn gốc của vị danh nhân tài trí này.

Không chỉ thế, các danh nhân còn là những người bản lĩnh, dám can gián vua chúa làm những việc sai trái và giúp đỡ người vô tội. Truyện Ông Nguyễn Duy Thì kể: “Quan thượng thư Nguyễn Duy Thì là một vị văn tướng nổi danh đời Trung Hưng. Tính ngay thẳng và khéo xoay đổi được ý của vua chúa. Trong Vương phủ có một cỗ xe làm rất hoa mĩ. Một hôm ông đứng cạnh, bỗng trúng phong cấm khẩu ngã lăn vào xe. Chúa cho vực lên xe đưa về nhà, hôm sau ông vào chầu thưa rằng:

- Thần hôm qua ngộ cảm, đội nhờ ơn Chúa thượng bao dung. Cái kiệu ấy, thần đã trót ốm nằm lên rồi, không tiện lại tiến phụng nữa. Xin sẽ sắm cái khác đẹp hơn, dâng nộp. Chúa hiểu ý, không trách hỏi nữa” [11, tr.26 -27].Về sau, có người mắc tội đáng chết, đã đi kêu van khắp nơi quyền quí không ai giúp được, ai ai cũng không cứu nổi. Người đó đem vàng đến nhờ người hầu nhà ông, người hầu bảo không giúp được nhưng thương tình đem vàng bỏ ở đầu giường của ông. Ông phát hiện, hỏi đầu đuôi sự việc, bảo đem trả vàng. Đang đêm vẫn đến gặp chúa bảo rằng nằm mộng thấy người báo án oan để xin tha tội chết cho người kia. Chúa nghe lời khuyên đồng ý. Kể đến Ông Nguyễn Công Hãng

là một vị quan thượng thư có danh đời chúa Trịnh Cương là một người cứng rắn, cương nhu tùy lúc, lí tình uyển chuyển trong nhiệm vụ của một sứ thần, Họ lại

hặc về chuyện Liễu Thăng, ông nói : “Liễu Thăng là tướng nhà Minh, nhà Thanh bao gồm muôn nước, lại đi khư khư đòi món của đút để trả mối thù cũ của người xưa, như vậy sao đủ để làm khuôn mẫu cho đời sau” [11, tr.40-41]. Ông còn đã dem tài hùng biện để đòi vua Thanh phải bỏ lệ cống người vàng thay thế và hũ nước giếng thành Cổ Loa rửa ngọc trai.

Các nhân vật còn là những con người dũng cảm, có sức mạnh và lòng kiên trì như Ông Phạm Ngũ Lão, Ông Lê Trãi...Câu chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo cũng rất đáng ngợi ca con người ấy, rồi chuyện Phạm Ngũ Lão đã dẹp tan bọn giặc cướp Ai Lao: Ông truyền cho những dân ngoài biên, làng nào cũng phải chặt những khúc gốc tre dài năm, sáu thước, tích sẵn đấy. Khi gặp giặc ông xua quân đứng lùi lại, một mình đi chân không vào vớ những khúc tre mà đánh vào chân voi. Voi đau kêu rống lên rồi chạy tán loạn, quân Ai Lao đương đêm phải trốn”[11, tr. 133]. Phạm Ngũ Lão đã lập nhiều chiến công trong hai cuộc chống quân Nguyên xâm lược. Bởi thế, Năm 1290, vua Trần Nhân Tông phong chức Hữu Kim ngô Đại Tướng quân, cai quản quân Thánh Dực. Đến đời vua Trần Anh Tông Phạm Ngũ Lão được thăng chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan Nội hầu. Tác giả đã khắc họa danh tướng Phạm Ngũ Lão qua những phương diện: xuất thân bình dân, chí lớn, lòng tự trọng, tài thao lược. Truyện Ông Lê Trãi (Nguyễn Trãi) cũng ca ngợi tài năng về mọi mặt và tinh thần kiên trì của ông trong việc tìm theo Lê Lợi để phục quốc, khai nghiệp nhà Lê: “Ông Lê Trãi thuở tiên triều, hiệu là Ức Trai tiên sinh, nguyên họ Nguyễn...ông đỗ tiến sĩ đời nhà Hồ, làm quan đến chức Ngự sử đài Chánh chưởng” [11, tr. 116]. Lọc đi những phần mộng mị, dị đoan, số mệnh thì truyện Lê Trãi mà ông chép cũng như các truyện khác cùng loại, thể hiện lòng tự hào và trân trọng đối với các danh nhân lịch sử.

Hai nhà văn Nguyễn - Phạm không chỉ viết về những người, những việc xảy ra hôm nay, hôm qua mà còn hướng ngòi bút của mình vào những bậc tiền nhân đáng trọng về nhân cách và nghĩa khí thời xa xưa và không tiếc lời ngợi ca, khắc họa vẻ đẹp công lao đức hạnh cùng nhân cách rạng ngời của họ như:

Ông Chu Văn Trinh đời nhà Trần húy là Văn An, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn tiên sinh. Ông đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám” (Ông Chu Văn Trinh). “Còn nhỏ là người không thiết học hành, chỉ theo bọn trẻ đi đùa nghịch, bị cha phát hiện và nhiếc mắng nhục nhã. Sau này với sự cố gắng ông thi đỗ khoa bảng, vịnh Kiều trúng thứ hai. Hai lần phụng mệnh sang sứ Tàu, làm quan đến chức Hộ bộ Tả thị lang Hầu tước” (Ông Nguyễn Tôn Khuê)[11].

Các tác giả còn dành ngòi bút để ngợi ca những nhân vật lịch sử là những ông quan thanh liêm, chính trực như Ông Nguyễn Văn Giai, Ông Nguyễn Duy Thì...Truyện kể rằng: một lần có một cái án lớn tội nhân đáng phải tử hình, người nhà đem tiền tới các cửa quyền quý chạy chọt nhưng ai cũng bó tay không thể giúp nổi “Người vợ tội nhân đón hai tiểu đồng mà khóc lạy, nhờ đưa hai nghìn lạng lễ ông để ông gỡ tội cho. Tiểu đồng xua tay nói: Tướng công đây không phải là người đem vàng, bạc ra làm động lòng được. Nhưng tôi không nỡ trông thấy chị đau đớn, vậy hẵng thử xem”.Tiểu đồng đem bạc về để cạnh giường ông nằm, đêm ông đụng phải, giật mình, gọi tiểu đồng tra hỏi, hiểu rõ duyên cớ, ông nói: “Tử hình là một cái án lớn, mày là một đứa bé con mà dám vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 127 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)