Thời đại lịch sử “Lê mạt Nguyễn sơ” của hai tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 28 - 40)

7. Đóng góp của khóa luận

1.2.1. Thời đại lịch sử “Lê mạt Nguyễn sơ” của hai tác phẩm

Văn học phản ánh hiện thực, giữa văn học và hiện thực có mối quan hệ chặt chẽ mang tính tất yếu. Để hiểu nội dung trong Vũ trung tùy bút cùng Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, chương này chúng tôi tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử - xã hội thời bấy giờ.

Lịch sử luôn có tác động lớn đến hệ tư tưởng và đời sống văn học. Lịch sử trung đại Việt Nam gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ tay phong kiến phương Bắc. Theo đó, ở sơ kỳ lịch sử trung đại, văn học ngợi ca những người anh hùng vĩ đại làm rạng danh dân tộc và ca ngợi xã hội tốt đẹp, những thời khắc đất nước thanh bình, thịnh trị. Tuy nhiên, từ thế kỷ XV trở đi, xã hội phong kiến đã có dấu hiệu rạn nứt và suy vong, và thế kỷ XIII - XIX có thể được xem là giai đoạn nhiều thăng trầm nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án sinh ra cuối đời Cảnh Hưng. Thời đại đã khơi nguồn cảm hứng cho họ chấp bút. Sự thật xảy ra nơi phủ chúa, kinh vua, nên tác giả cũng không thể mũ ni che tai. Theo Trúc Khê: “Vì nghĩ là bộ sách xưa, có bổ trợ cho nền sử học nên chúng tôi đem phiên dịch in ra”[11, tr.5]. Đó là một thời đại bão táp! Cơn giông tố đã tích tụ từ mấy trăm năm kể từ ngày Lê Duy Ninh (sau này là ông vua Lê Trung Hưng đầu tiên) được Nguyễn Kim đưa lên ngôi từ năm 1533 với danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”, kể từ đó cho đến năm 1786 xã hội phong kiến Việt Nam có biết bao biến động dữ dội.

1.2.1.1. Những cơn ba đào của lịch sử

Lịch sử Việt Nam (Tập 1) có ghi: “Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến

bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Tất cả những ung nhọt chứa đựng trong xã hội phong kiến, đến đây bộc lộ một cách gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội mang tính chất kịch liệt và phổ biến chưa từng có” [22, tr. 319].

Từ giữa thế kỷ XVIII, chiến tranh liên miên giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như là nội chiến Đàng trong - Đàng ngoài (1545 - 1592), rồi xung đột Trịnh - Nguyễn (1627 -1672), kế tiếp là thời kỳ tranh giành chấp chính giữa vua Lê chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng, khiến cho kết cục vua Lê chỉ tồn tại trên danh nghĩa, trở thành bù nhìn, mọi quyền hành nằm trong tay nhà chúa: “Chỉ du dú ở trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị của mình” [20, tr.102]. Đó là ông vua bù nhìn đớn hèn, vô dụng thời nhà Lê. Càng về sau vua Lê “ nhu nhược cầu an, rủ áo chắp tay” để “chúa gánh cái lo, còn mình hưởng cái vui” thì xã tắc giang sơn đã chuyển dần sang tay nhà chúa. Trong Giao lễ (Lễ tế giao) tác giả chỉ rõ: “ Từ đời Trung hưng trở về sau, quyền chính về cả chúa Trịnh, vua Lê chỉ ngồi giữ hư vị, duy đến ngày xuân thủ thì mới ra dự lễ tế giao”[12, tr.73]. Đúng như lời Alêcxăngđrơ Rốt nhận định trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam như sau: “Cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua, nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi. Còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành” [20, tr.102]. Chúa Trịnh tìm mọi cách lấn át hoàng tộc, thâu tóm quyền hành. Vua Lê chỉ còn là cái bóng hư vị. Mâu thuẫn giữa vua và chúa ngấm ngầm diễn ra. Sự khủng hoảng không chỉ ở chúa Trịnh Đàng Ngoài mà còn diễn ra với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vũ trung tùy bútTang thương ngẫu lục là một bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đầy náo loạn, rối ren, phức tạp. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã phản ánh chân thực đời sống xã hội với sự mục ruỗng trong hệ thống giai cấp thống trị và nhân tình thế thái. Chỉ với một số thiên ghi chép về hiện thực xã hội với sự ăn chơi xa đọa nơi phủ chúa, nhưng cũng đủ cho người đọc thấy được sự suy thoái các giá trị đạo đức văn hóa, triều đại mất hết kỷ cương, luân thường đạo lý bị đảo ngược, phủ chúa thành nơi làm hề với đủ mặt

chân dung không thể nào gột sạch được trong tâm trí của các tác giả.

Năm 1771 phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn Thanh (1789) xâm lược tại miền Bắc. Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định, tuy nhiên sau cái chết của ông (1792), nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu.

Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn (1802). Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất. Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế, cùng con trai là Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Tuy nhiên, vua Minh Mạng và những người kế tục - Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847- 1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn giáo từ phương Tây đã khiến đất nước đứng trước hiểm họa xâm lược của người phương Tây. Từ đây, lịch sử trung đại có những biến chuyển lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo và đời sống của con người.

1.2.1.2. Sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội

Chính sự thay đổi nhanh chóng của các triều đại, đã kéo theo sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, tư tưởng ngày càng trầm trọng trong mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX.

Nền kinh tế suy sụp một cách toàn diện. Nông nghiệp bị đình đốn. Công thương nghiệp chỉ hướng vào mục đích phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị nên cũng không phát triển. Thương nghiệp, chúa Trịnh tìm mọi biện pháp bóp nghẹt ngăn cản việc buôn bán của thương nhân. Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam

từ nguyên thuỷ đến 1858” tác giả đã giúp chúng ta thấy rằng: sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt, mâu thuẫn xã hội tạm lắng xuống, tình hình xã hội trở lại ổn định một thời gian ngắn thì bọn cường hào, địa chủ hoành hành khắp nơi. Bọn này tìm mọi cách lũng đoạn ruộng công, liên kết với các quan phủ, huyện “tự tiện bán ngôi thứ trong làng và bán ruộng công lấy tiền” khiến cho dân lưu tán “dù muốn về cũng không có đất mà cày, muốn đi kiện cũng không có sức mà theo đuổi” [25; tr.216].

Về chính trị, bộ máy phong kiến giai đoạn này vừa chuyên chế lại vừa sâu mọt, thối nát. Thời Lê mạt, ở Trung ương vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hành tập trung vào phủ Chúa chuyên quyền và độc đoán. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã khắc họa cảnh tượng ăn chơi phù phiếm nơi phủ chúa, dựng lên bức tranh chân thực về xã hội đương thời.Trung tâm của bức tranh đời sống xã hội đương thời là cuộc sống, là sinh hoạt của vua chúa, quan lại cho ta cảm nhận được giai cấp phong kiến chỉ lo hưởng lạc xa hoa, lộng hành không chăm lo đến tình hình của đất nước. Vũ trung tuỳ bútTang thương ngẫu lục dẫu không đồ sộ về quy mô, không đi vào những biến động lớn cùng với hệ thống nhân vật phong phú như Hoàng Lê nhất thống chí hay Thượng kinh kí sự, mà chỉ tập hợp những thiên kí nhỏ, cốt truyện đơn giản, nửa hư cấu - nửa ghi chép hoặc ghi chép tuỳ hứng, nhưng vẫn làm nổi bật được bức tranh đời sống xã hội đương thời. Đáng chú ý như các Thiên: Tả Chí Hầu, Thay đổi địa danh, Học thuật,

Cách uống chè, Xét về địa mạch và nhân vật, Bàn về lễ, Lễ tế giao, Áo mặc,

Cuộc bình văn trong nhà Giám, Xứ Hải Dương, Vũ Thái Phi, Quận mã Đặng Lân…Đặc biệt Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là câu chuyện ghi chép về cuộc sống và sinh hoạt trong phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm (1742-1782). Trong lịch sử phong kiến, Trịnh Sâm nổi tiếng là một vị chúa thông minh quyết đoán, nhưng lại kiêu căng xa xỉ, chỉ chìm đắm vào hưởng lạc cùng Tuyên phi Đặng Thị Huệ và chơi bời hoang phí: “Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các ly cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Việc xây dựng đình đài cứ làm liên tục. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra

cung Thuỵ Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán…Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì...” [13, tr.12-13]. Rồi trong Tang thương ngẫu lục, Kính Phủ kể tiếp chuyện trong phủ Chúa: “Mỗi năm đến tết Trung thu từ trước mấy tháng, chúa phát gấm trong cung để làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng” [11, tr.24]. Lối chơi bời trác táng này không phải chỉ đến Trịnh Sâm mà trước đó Trịnh Cương, Trịnh Giang đều nếm cả. Dưới ngòi bút của Tùng Niên, Kính Phủ một lần nữa ta lại được nhận diện không khí ăn chơi nhăng nhố. Vì chiều lòng chúa mà thiên hạ náo loạn “Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, không cần hỏi giá bao nhiêu” [13, tr.12]. Tội ác nảy sinh tội ác, ý chúa là ý trời, nửa đêm đến ao xuống thuyền, gõ ván hò reo, đi lại vi vút và lênh đênh trên sông, tiếng đàn, tiếng sáo ca hát reo hò không cần biết đến xung quanh “Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng đến mãi gà gáy mới về” [11, tr 25]. Các tác giả cũng đã không quên bàn về tình hình giáo dục thời bấy giờ. Như những lĩnh vực khác trong đời sống của đất nước, giáo dục giai đoạn này cũng tồn tại nhiều mặt trái không thể cứu vãn được. Khoa cử, Phép thi nghiêm mật, Việc thi cử, Thi nội... là những thiên kí cụ thể. Bộ máy quan lại thối nát thực hiện việc mua quan bán tước, chốn quan trường biến thành nơi đầu cơ trục lợi. Chính quyền chúa Trịnh quy định, trong các kì thi hương, ai nộp ba quan tiền thì được miễn khảo hạch, coi như đã đỗ sinh đồ. Cùng với sự thay đổi lề lối trong phủ chúa là hệ thống đơn vị hành chính và quan lại cấp dưới cũng thay đổi theo. Bởi thế mà quan lại giai đoạn cuối của chế độ phong kiến Lê- Trịnh thực sự có nhiều kẻ ngu dốt, không còn nhân cách một người quan phụ mẫu của dân. Qua Cuộc bình văn trong nhà Giám - một thiên kí tiêu biểu trong Vũ trung tuỳ bút ta sẽ thấy rõ điều đó. Toàn bộ thiên kí nói về thế giới của bọn quan lại trong bối cảnh rộng là thời Lê mạt, bối cảnh hẹp là nhà Giám Hà Nội - trường học cao cấp thời phong kiến với sự

kiện diễn ra là bình văn - nơi thể hiện trí tuệ tâm hồn nghệ sỹ của mỗi người. Đến thời Tây Sơn, vua Quang Trung thực hiện Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học và một số cải cách xã hội nhưng không được bao lâu thì nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên ngôi. Đến đây, bộ máy quan lại hủ lậu mục nát, tăng cường đàn áp và bóc lột nặng nề. Trong khi vua quan sống trong xa hoa hưởng thụ thì nhân dân lại rơi vào đời sống thống khổ cùng cực. Chế độ nhà Nguyễn với những tư tưởng bảo thủ, không hợp thời, không đứng về phía nhân dân, đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, đẩy nhân dân vào một tình cảnh khốn cùng hơn trước.

Có thể nói, ở thế kỷ XVIII - XIX, trên cơ sở suy tàn của chế độ phong kiến, Nho giáo dần dần mất hiệu lực, không còn giữ được thế độc tôn, trật tự, luân thường đạo lý bị thay đổi. Bên cạnh đó, việc truyền bá đạo Thiên Chúa của các nhà truyền giáo phương Tây khiến nhân dân đứng trước tình trạng phân vân, mơ hồ về những gì tốt đẹp của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo đã định hình và tồn tại trước đó. Triều đình muốn khôi phục lại Phật giáo nhưng chỉ khiến con người rơi vào mê tín dị đoan…Nói tóm lại, hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa, cung vua phần lớn là sự ăn chơi sa đọa, sự tranh quyền đọat lợi. Những vị vua, chúa đã không làm được gì để giúp dân giúp nước, ngược lại do chính họ mà đất nước rơi vào cảnh nồi da xáo thịt.

1.2.1.3. Đời sống của nhân dân trong cơn dâu bể

Hiện thực trên là mảnh đất màu mỡ cho cây văn học phát triển. Những đứa con tinh thần của các nhà văn, đã được “thai ngén” và “sản sinh” trong hoàn cảnh ấy. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII là một xã hội vừa có vua lại vừa có chúa nên trong nội bộ xâu xé tranh giành quyền lực lẫn nhau. Giai cấp thống trị đàng ngoài cũng như đàng trong ra sức vơ vét tiền của thóc gạo và sức lao động của dân để ăn chơi hoang phí sa đọa. Đất nước có sự ngăn cách, thời hoàng kim của một quốc gia phong kiến thịnh trị không còn nữa mà thay vào đó giai cấp phong kiến đã rơi vào sự bế tắc. Đời sống của người dân ngày một bần cùng.

Đời sống nhân dân luôn bị đe dọa bởi nạn đói

Đầu thế kỷ XVIII, triều đình thực hiện chế độ tư hữu ruộng đất, phần lớn ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ, nông dân rơi vào tình trạng phá sản, bị bắt tô thuế, đi phu, đi lính,… Chính quyền họ Trịnh tiến hành tăng thuế một cách khủng khiếp, nông dân rơi vào cảnh thiếu thốn, mất mùa, đói kém, họ chết dần chết mòn. Tình cảnh ruộng đồng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, xơ xác và hàng loạt người rời bỏ đồng ruộng, xóm làng đi ăn xin hoặc kiếm ăn nơi khác một cách tuyệt vọng diễn ra phổ biến. Sử sách đã ghi lại hiện thực trên khá rõ. Chúa Trịnh cũng phải thừa nhận “Ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không có miếng đất cắm rùi” [21, tr.91]. Nguyên nhân dẫn đến sự rối ren chính là mối “tắc loạn” từ những người cầm quyền nước, sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến. Đủ biết là dân tình khổ cực đến mức nào. Từ cuối những năm 60 thiên tai mất mùa lại xảy ra liên tiếp. Nạn đói kém xảy ra khủng khiếp và liên tục trong thế kỷ XVIII mà đặc biệt nghiêm trọng nhất là nạn đói năm 1741. Bằng ngòi bút tang thương các tác giả không chép chuyện đói kém, mất mùa thành một truyện riêng, nhưng có thể nói Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án đã thu thập lại mớ tài liệu sống về những năm kinh khủng ấy. Hiện thực đời sống của nhân dân càng đáng thương hơn khi tác giả kể lại một câu chuyện : “Tổng Minh Luân ta có một bà cụ goá mà giàu, người làng bầu cụ làm hậu thần. Vì tiền của bà cụ chất như núi, nên tục gọi là bà hậu Núi, gặp năm mất mùa, nhà hết cả thóc ăn, bà mang năm bao bạc đi đổi thóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)