7. Đóng góp của khóa luận
3.4.5. Niềm trân trọng với những giá trị truyền thống
Với Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút ta thấy được tâm huyết của các tác giả, xuất phát từ ý thức ngợi ca, tôn vinh văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước “ngàn năm văn hiến”:
Trước hết tác giả đặc biệt quan tâm đến các hình thức lễ. Từ hôn lễ, ma chay đến lễ cài trâm, đội mũ, cách thức quần áo, nón đội… đều được coi trọng. Bởi thế khi thấy lễ nghĩa đang bị mai một, đảo lộn. những hủ tục, những thói quen mê tín, dị đoan. trong lòng hai văn nhân Nguyễn - Phạm không khỏi thoáng buồn.
Ở Tệ tục (Hôn tục), tác giả đã trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình: Nỗi ngao ngán, đớn đau trong lòng, lặn sâu vào trong tâm can và không kìm nén được mà nên bật lên thành tiếng. Ông kể rằng, bản thân mình đã chứng kiến những trường hợp “kẻ vô lại đi lấy gái goá, trước lấy mẹ rồi sau lấy cả con”.
Đây chẳng phải là hành động loạn luân, là làm bậy, không đúng với đạo đức của con người? Sở dĩ như vậy, là vì con gái của vợ thuộc về hàng con gái của chồng.
Tác giả không hề đồng tình với kiểu Hôn lễ. Cưới dâu chỉ sĩ diện trước mặt một lúc, còn sau đó “có kẻ vừa cưới dâu xong thì ruộng nương đã bán sạch”.
Thế thì phải lấy gì làm kế sinh nhai. Còn nữa, nếu như đời xưa khi cưới có lễ thì đưa một tấm da, hay bức hôn thư, hoặc canh thiếp, thì đời nay “cưới chẳng có thư thiếp gì cả, mà lại có tục chăng dây, chẳng kể lễ số gì, chỉ vòi lấy tiền bạc mà thôi”. Hôn lễ trở thành những hủ tục, tồn tại những thói “thật đáng khinh bỉ”.
Trong xã hội lúc bấy giờ, có nhiều trường hợp “cưới chạy tang” tức là đình hoãn viêc tang lại để đón dâu. Theo quan điểm nhà nho của Phạm Đình Hổ thì “ thói ấy thực là luân thương bại lý”, vi phạm đạo đức của con người. Khi cưới xin người ta thường ra điều kiện thách cưới nặng, nếu tiền cưới không đủ thì phải bắt viết văn khế khi cưới. Như thế thì lề thói thật xấu xa, cưới xin không vun vén cho hạnh phúc của hai bên, mà chỉ nghĩ đến tiền bạc, của nả.
Qua những thiên kí về di tích lịch sử văn hóa, người đọc nhận ra những di tích lịch sử, những nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc bị chính sử lãng quên thì Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án với ngòi bút chân thực kể với một thái độ nâng niu và để lại một ý nghĩa lớn lao. Nhà văn bộc lộ sự quan tâm, trân trọng với những di tích, những giá trị mà cha ông ta để lại khi miêu tả Bia núi Thành Nam là nơi ghi lại công trạng của cá nhân có những đóng góp lớn cho đất nước,
dân tộc. Và bên cạnh đó, ở một số thiên kí, tác giả lại bộc lộ niềm yêu mến, tự hào đối với những danh lam thắng cảnh, những nhân vật lịch sử của đất nước Việt Nam. Đọc Vũ trung tuỳ bút, chúng ta thấy rằng, trong cuộc đời, Phạm Đình Hổ đã đặt chân đến nhiều miền của đất nước, hoà tâm hồn mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên. Cảnh sắc thiên nhiên muôn màu muôn vẻ gợi bao cảm xúc và suy tư trong hồn văn nhân.Từ một bông hoa ngoài dậu, một ngọn cỏ bên đường, một ngôi chùa, một tên đất tên làng…đều làm lòng người rung động, nảy sinh cảm hứng sáng tác cho văn sĩ họ Phạm.
Di tích lịch sử là nét đẹp văn hóa ghi lại truyền thống quý báu của dân tộc. Với thái độ tôn kính, với lòng tự hào và trân trọng của một nhà văn đi nhiều, hiểu biết sâu rộng về lễ nghi, phong tục, ngòi bút của tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe về “nước An Nam văn hiến” có Tháp Báo Thiên: “Tháp xây mười hai tầng cao mấy chục trượng. Đời vẫn nói An Nam tứ khí, nghĩa là nước ta có bốn cái công trình lớn thì cái này là một” [11, tr.209 ]. Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh tháp là vũ khí bảo vệ đông đô “phá hủy cây tháp để chế súng đá bảo vệ thành”. Lật từng trang sách ghi những di tích lịch sử văn hóa ta thấy được điều đó. Qua việc đối sánh đền, chùa, tháp xưa với nay (khi Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cầm bút viết ký) nhà văn không chỉ cho ta thấy sự “biến dạng” như thế nào, mà điều quan trọng là nhà văn thể hiện ý thức bảo vệ những nét đẹp, truyền thống của văn hóa dân tộc. Sau cuối tập Tang thương ngẫu lục có bài thơ đề vịnh do Phó bảng khoa Canh Thìn Quang Lộc tự Thiếu khanh Đồng Giang Phạm Văn Tâm viết vào tháng Trọng thu năm Bính Thân (1896) niên hiệu Thành Thái, bài thơ như sau:
Tọa sách hưng vong nhất thảng hiên Vô cùng nhân thế nại hà thiên
...
Na kham độc cánh Tang thương truyện Thử nhật hoàn kim hựu bách niên.
Trúc Khê dịch:
Nghĩ cuộc hưng vong luống ngậm ngùi
Khôn đem thế sự hỏi ông giời ...
Tang thương truyện đọc buồn sao xiết Lại một trăm năm cách đấy rồi...
*Tiểu kết:
Tác phẩm văn chương trong khi phản ánh hình tượng đời sống xã hội thì cũng ảnh xạ chân dung của chính người cầm bút. Chân dung đó là tự họa trong trữ tình thơ ca, là ảnh xạ gián tiếp ở tác phẩm tự sự. Trong trường hợp tự truyện hay hồi kí ta lại càng có điều kiện quan sát bức chân dung hình tượng tác giả này một cách thú vị: tác giả vừa là nhân vật được miêu tả - thuật kể trong văn lại vừa là hình tượng gián tiếp hiện lên sau văn – hình tượng người trần thuật/hình tượng chủ thể tư sự. Tính cách “song diện” đó của hình tượng tác giả nơi tác phẩm văn xuôi tự sự có tính cách tự truyện - hồi kí tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho người đọc. Trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tuỳ bút ta thấy hiện rõ bức chân dung hai tác giả Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ. Xét trên bình diện cảm hứng cả hai tác giả đã đi vào thể hiện sự nhận thức, đánh giá, ngợi ca về các danh nhân, nhân vật lịch sử, những di tích và danh thắng của đất nước bằng trái tim đa cảm lúc thì của một nhà nho, lúc thì của một nhà văn hoá, lúc thì của một nhà chép sử. Đứng trước hiện thực đầy nhức nhối và tang thương, hai danh sĩ Phạm, Nguyễn viết về nó với một tâm trạng đầy băn khoăn, lo âu; với thái độ lên án mạnh mẽ, trực diện. Đồng thời gửi gắm nỗi niềm ưu ái với nước với đời, những suy nghiệm, tâm tư của họ trước cảnh đời thịnh suy và những cuộc tang thương dâu bể. Tất cả được viết, được kể lại một cách tự nhiên, chân thực, chi tiết và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về một triều đại, một giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc. Đọc tác phẩm của hai ông ta không chỉ biết những điều hai ông thuật kể, qua cách hai ông thuật kể ta còn thấy hình bóng của chính người cầm bút – những người còn sống mãi không phải trong đời thực mà là là trong và nhờ tác phẩm truyền đời của chính họ.
KẾT LUẬN
Thế kỷ XVIII, lịch sử Việt Nam đầy bão táp và biến động. Chế độ phong kiến nước ta đi từ khủng hoảng đến suy thoái, cuộc sống của muôn dân khốn khổ trăm bề. Song vượt lên tất cả, văn học đã có sự phát triển vượt bậc. Đây là thời kỳ nằm trong giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Cùng với các thể loại văn học dân tộc thì văn xuôi tự sự chữ Hán trung đại Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến mới. Những tác phẩm văn học tiêu biểu cho giai đoạn văn học cuối XVIII là Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết chung…Những tác phẩm này, đã đánh những dấu mốc quan trọng trên hành trình văn xuôi trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Có thể nói rằng, Nghiên cứu đề tài này cho tác giả luận văn và bạn đọc cái nhìn đúng đắn tích cực về giá trị tác phẩm cũng như tấm lòng của mỗi nhà văn trước thực tại đương thời. Bởi đằng sau những trang kí và nhiều thiên truyện là nỗi ưu thời mẫn thế của hai tác giả. Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút bên cạnh giá trị về văn học ta còn có thể tìm thấy rất nhiều tư liệu quí giá về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục ở cuối đời Lê - Trịnh. Bằng tài năng và tâm huyết của người cầm bút, Tùng Niên và Kính Phủ đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe để rồi thâu tóm được bức tranh hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Qua đó, giúp ta có điều kiện để hiểu sâu hơn về một thời đại đã qua.
Tìm hiểu về Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút bước đầu luận văn chỉ ra những phương diện cơ bản nhất tạo nên thành công của tác phẩm. Đó là việc sử dụng những thể loại khác nhau (kí và truyện ngắn) nhằm tạo dựng hình thức cụ thể cho tác phẩm. Lưu tồn cho đến ngày nay Tang thương ngẫu lục và
Vũ trung tùy bút không đơn giản chỉ là những tập sách – một kết tập của những thiên/bài (mà ngày nay với con mắt lí luận thể loại ta có “xếp loại” chúng) mà
cơ bản hơn bằng chính sự kết tập đó – tác giả của chúng dường như muốn thống hợp ưu điểm của từng thể văn xuôi để “trước tác” thành tác phẩm tự sự với diện mạo riêng. Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút cho thấy mỗi cuốn sách đã trở thành chính mình ra sao giữa rất nhiều cuốn sách khác cùng thời đại hay cùng một nền văn học. Dĩ nhiên tất cả những điều đó suy cho cùng đều bắt đầu cũng như kết thúc ở một chỗ - tác giả - người cầm bút. Cái hình tượng một chủ thể kép (chủ thể trần thuật và là người làm sách) thấp thoáng đằng sau những từ “ngẫu lục” (chuyện bể dâu), “tùy bút” (giữa ngày mưa) cho ta thấy một tư thái sáng tác, một tư thế trước thuật lưu dáng vào văn học một thời đại. Cho nên ta cũng có thể nói tìm hiểu tính cách thể loại và tư thái cầm bút của Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ ấy cũng một cách nhìn sâu hơn vào dáng văn và bóng người một thủa.
TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Đổng Chi (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Quyển 1), NXB Văn Sử Địa - Văn Tân.
3. Nguyễn Phương Chi (1984), Từ điển Văn học, Nxb KHXH Hà Nội
4. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục.
5. Biện Minh Điền (2005), Vấn đề phân loại thể loại văn học Việt Nam trung đại , Tạp chí văn họcsố 3/ 2005 .
6. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Giáo trình Lí luận văn học (tập 2- Tác phẩm và thể loại văn học) nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hoà, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh.
8. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Trung tâm học liệu Sài Gòn.
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, Phúc Yên.
10. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Bộ văn hoá Thông tin và Thể thao –Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
11. Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (2000), Tang thương ngẫu lục (Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch, Trương Chính giới thiệu và chú thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. Phạm Đình Hổ (2001), Vũ trung tùy bút (Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích, Lâm Giang giới thiệu), NXB Văn Học Hà Nội.
13. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Văn học Việt Nam ( từ thế kỷ X đến hếtthế kỷ XX), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
14. Lê Thành Khôi (2016), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX,
NXB Nhã Nam.
15. Nguyễn Lộc ( 1997), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Na ( 2008), Văn học trung đại Việt Nam ( Tập 2), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 1 -
Truyện ngắn), NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Tập 2 -
Ký), NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục.
20. Phạm Quang Ngọc (1967), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Phạm Thế Ngũ (1996), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Tập 1 -
Văn học truyền khẩu - Văn học lịch triều: Hán văn), NXB ĐồngTháp.
22. Nhiều tác giả (1971), Lịch sử Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa học xã hội và Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, HàNội.
23. Nhiều tác giả (2004), Từ điển Văn học (bộ mới), NXB thế giới.
24. Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh (1996), Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến 1858, NXB Hà Nội.
25. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB- ĐHQG, Hà Nội.
26. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận Thi pháp học , Nxb Giáo dục, 1999
27. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1982), Lý luận văn học
(Tập 2-Tác phẩm văn học), NXB Giáo dục.
28. Lê Thời Tân, Pham Thị Nhung ( 2017), “Một cách xác định thời gian tự sự trong dạy học tác phẩm Vũ Trung Tùy Bút”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 143, kì 2-tháng 4.
29. Lê Thời Tân, “Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ”, trong Văn 8 – Giải mã tác phẩm tự sự, Nxb Tri thức.
30. Lê Thời Tân (2014), Giáo trình Dẫn luận Tự sự học, Nxb ĐHQGHN.
31. Trần Nho Thìn (2006), Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 / 2006, tr. 65-82 và số. 10/ 2006, tr. 164-184
32. Phạm Toàn, Cuộc sống thực của con người trong thể tự sự ”, trong Văn 8 – Giải mã tác phẩm tự sự, Nxb Tri thức.
33. Phạm Văn Tuyết (2009), “Khái niệm về tác giả và đồng tác giả của tác phẩm”, Tạp chí Luật học số 1/2009.
34. Tạ Chí Đại Trường (2014), Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, NXB Tri Thức, Hà Nội.
35. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1980), Lịch sử văn học Việt Nam
(Tập1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Trần Đình Việt - Tạp chí Văn học số 3-1994.
37. Phùng Dực Bằng Sô trong lời tựa sách Tang thương ngẫu lục viết năm Bính Thân (1896).
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Thời Tân, Phạm Thị Nhung (2017), “Một cách xác định thời gian tự sự trong dạy học tác phẩm Vũ Trung Tùy Bút”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 143, kì 2-tháng 4.
XÁC NHẬN CỦA GVHD
PGS-TS Lê Thời Tân
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Phạm Thị Nhung