Sự hỗn dung thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 70 - 73)

7. Đóng góp của khóa luận

2.2. Sự hỗn dung thể loại trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy bút

Vũ trung tuỳ bútTang thương ngẫu lục nằm ở dòng chảy chung của tự sự trung đại, đã gánh vác sứ mệnh tiếp nối và tạo đà một cách xuất sắc và để lại dấu ấn chói lọi trên sắc phục riêng của thời đại mình. Khảo sát các thiên trong hai tác phẩm chúng tôi nhận thấy có thiên phù hợp với tính chất truyện, có thiên phù hợp với tính chất kí. Tất cả cho thấy cả hai đều mang đậm đặc trưng loại hình văn học trung đại đó là có sự hỗn dung về mặt thể loại.

2.2.1. Vấn đề thể loại của Tang thương ngẫu lục Vũ trung tùy bút

Các tác giả hai cuốn sách dường như muốn thông báo rằng mình không làm công việc của người sáng tác văn chương. Nhưng đặt trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam nói chung và của văn xuôi tự sự thời kì Lê mạt Nguyễn sơ nói riêng nó thật sự lại là những tác phẩm đặc biệt của thời kì ấy.

Các thiên trong hai cuốn sách cũng không đồng đều nhau về độ dài ngắn. Có thiên trình bày tương đối cặn kẽ, có thiên chỉ ghi vắn tắt một vài chi tiết cho thấy được cá tính tự do, phóng túng của ngòi bút khi đưa cảm xúc chảy trôi theo các sự việc của thế sự đương thời, gặp cái gì chép cái ấy. Thiết nghĩ tên gọi

Tang thương ngẫu lụcVũ trung tuỳ bút cũng cho thấy nét riêng của loại hình văn học trung đại: tên thể loại được nêu ngay từ đầu đề tác phẩm. Đó là thể tuỳ bút, ngẫu lục những thể văn xuôi thuộc loại tự sự trung đại. Về quy mô, nó không có độ dài như tiểu thuyết, hình thức biểu hiện tương đối tự do; thể văn này dùng để phản ánh những vấn đề có tính chất tự sự hoặc bình luận.

Tang thương ngẫu lục, đầu đề này có thể được diễn nôm với nghĩa “Tình cờ chép về những cuộc dâu bể” (tức là những việc biến đổi). Tên gọi ấy cũng gợi lên được cá tính, tâm hồn của các tác giả: giản dị, tự khiêm, tình cờ ghi chép chuyện bãi bể nương dâu - những chuyện đời thường, tai nghe mắt thấy và đằng sau vẻ tình cờ ấy là sự đau đáu, trở trăn của các tác giả về thế sự, về hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam. Đối với Tang thương ngẫu lục cũng vậy, muốn tìm hiểu phương diện nào của tác phẩm, chúng ta cũng cần phải xác định thể loại

của nó. Đứng ở góc độ thể loại, độc giả sẽ thâm nhập sâu vào những giá trị đích thực mà nhà văn thể hiện trong đó.

Vũ trung tùy bút, tên gọi thể hiện một lối nói khiêm nhường nhưng không hoàn toàn mang nghĩa đen “Viết một cách tuỳ hứng theo ngòi bút trong lúc trời mưa”. Tác giả ở đây dường như muốn nói với người đọc rằng: tôi viết tác phẩm văn xuôi này một cách tương đối tự do vào lúc rỗi rãi (trời mưa) không biết làm gì cả. Vì thế tác phẩm không giống với tác phẩm Tùy bút trong văn học hiện đại mà ta thường biết. Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là “Tùy Bút” với cái nghĩa hết sức nôm na là muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu, thậm chí đôi khi không cần cả mạch lạc. Trong số 90 đề mục trong tập sách có cái ông viết đến năm, bảy trang, có cái ông chỉ viết mấy dòng; có cái ông dẫn ra sách này, sách nọ, có cái ông viết theo trí nhớ hoặc theo lời kể của người khác. Đương tự thuật tác giả có thể chuyển sang khảo cứu, đương viết về danh lam thắng cảnh lại có thể chuyển sang thuật chuyện, kể người…đương bàn về lối chữ viết, cách uống chè thì chuyển sang bàn về địa mạch và nhân vật, bàn về âm nhạc, bàn về Lễ, bàn về phong tục, rồi lại viết về Nguyễn Nghiêu Minh, về

Đường Sỹ Hoạn, về Mấy năm được mùa..v.v..Ngoài những bài du kí ngắn, có tính chất tùy bút viết về những cuộc ngao du của các nhà văn đến với những thắng cảnh này, thắng cảnh nọ, đầy tính chất trữ tình thì cuốn sách còn tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn hiện thực đen tối lịch sử nước ta thời kì đó. Đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống, về phong tục, về địa lí, những danh lam thắng cảnh, về xã hội - lịch sử với tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào dân tộc. Vũ Trung Tùy bút là tác phẩm có nội dung học thuật, khảo cứu, nhưng nó không hoàn toàn là tác phẩm khảo cứu, học thuật, vì tác giả của nó khi trình bày những vấn đề có tính chất học thuật như thế luôn luôn bộc lộ một thái độ cảm xúc, đánh giá qua những lời bình luận trữ tình, hay qua cách miêu tả nhiều khi hết sức thi vị. Đúng như Trương Chính nhận xét: “có cảm tưởng như Vũ Trung Tùy Bút là một cuốn sổ tay, tác giả ghi những điều chợt nảy ra trong óc, hay nhân một việc gì đó mà nhớ đến...” [11]

Từ thực tế đặt tên cho tác phẩm tự sự, ta muốn tách kí ra khỏi truyện là việc làm chẳng dễ dàng chút nào. Nếu ở các giai đoạn trước, việc tách truyện ra khỏi văn học chức năng khó khăn ra làm sao thì ở thế kỷ thứ XVIII - XIX, việc tách kí ra khỏi truyện cũng trầy trật như vậy nên cần phải xét đến tính đặc thù của chúng mà châm chước.

Khi đánh giá về Tang thương ngẫu lục, chẳng hạn trong lời giới thiệu cho sách Trương Chính viết: “Tang thương ngẫu lục có tính chất kí sự hơn là Tiểu thuyết...Có điều tập kí sự này lại giàu chất hoang đường” [11, tr 6]. Khái niệm “Tiểu thuyết” mà giáo sư dùng ở đây là “Truyện”. Tính không “thuần chủng” đó được phản ánh ngay vào cách đặt tên không chỉ cho toàn tác phẩm mà cho cả từng thiên của sách. Có lẽ cũng cảm nhận được như vậy, nên theo Nguyễn Đăng Na Trong Văn xuôi tự sự Việt Nam Thời Trung đại, thể loại của chúng không “thần chủng”, ranh giới của truyện và kí hết sức mờ mỏng. Đặc điểm này đeo đẳng lịch trình văn xuôi tự sự Việt Nam suốt thời Trung đại.

Còn khi đánh giá về Vũ trung tuỳ bút có một số ý kiến, mà tiêu biểu là của Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường trong Từ điển văn học Việt Nam (từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX), xem nó có giá trị sử liệu và văn liệu, chứ không như một thể loại trong văn học trung đại [1]. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ta có thể khẳng định, đây là một tác phẩm văn học có giá trị. Lâm Giang trong Giới thiệu văn bản ( Vũ trung tuỳ bút, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 2001, Nguyễn Hữu Tiến dịch và chú thích) cho rằng Vũ trung tuỳ bút là tập bút kí [12, tr. 6]. Còn Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX

lại xem Vũ trung tuỳ bút thuộc loại kí sự [15, tr 26]. Ý kiến của tác giả Trần Đình Sử trong công trình nghiên cứu nổi tiếng Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Viêt Nam khi bàn tới tạp kí, cụ thể là tạp kí thế kỷ XVIII- XIX ông khẳng định “Tạp kí cũng có một phạm vi ghi chép của nó”. Ngoài những tác phẩm như Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), Công dư tiệp (Vũ Phương Đề) hay Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Trần Đình Sử đã đưa

Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) ra làm dẫn chứng cho ý kiến của mình [25, tr.

326]. Điều đó có nghĩa, tác giả đã khẳng định, đã thừa nhận Vũ trung tuỳ bút

thuộc thể tạp kí. Trong các ý kiến bàn về thể tài của tác phẩm trên, chúng ta không thể không nhắc đến ý kiến của Dương Quảng Hàm trong công trình Việt Nam học sử yếu cho rằng Vũ trung tuỳ bút là tác phẩm thuộc thể tuỳ bút [8, tr. 341]. Cùng ý kiến với ông, có Nguyễn Đăng Na- người có công nhất trong việc nghiên cứu kí trung đại ở Việt Nam. Ông liệt kê bốn tác phẩm liên quan đến kí của Phạm Đình Hổ trong đó có Vũ trung tuỳ bút- tác phẩm thuộc thể tài tuỳ bút [16, tr .72 ]. Gần đây nhất tác giả Lê Thời Tân đã chia sẻ: “Có thể vào lúc viết từng thiên cụ thể, Phạm Đình Hổ quả cũng đã nghĩ tới những “thể thức” văn chương từng có – tiểu truyện/ truyện kí/ phả kí/ liệt truyện/ truyền kì/ thi thoại/ du kí/ bút kí/ tự thuật/ biên khảo. Và cũng có thể là vào lúc viết xong mỗi thiên, tác giả từng có viết vài dòng “lạc khoản” ghi lại thời gian và nơi chốn viết bài. Nhưng rồi tới lúc gom biên thành sách, những chỗ đó đã được lược đi. Hệ quả là ngày nay lướt nhìn mục lục hay giở nhanh một lượt toàn sách, ta thấy tính cách “ngẫu lục”, “tùy bút” của tập sách nổi lên rất rõ...”[29].

Với những lý do trên, chúng tôi thấy được tầm đúng đắn và sự cần thiết khi đưa ra vấn đề tính cách thể loại của Tang thương ngẫu lụcVũ trung tuỳ bút. Trong khả năng có thể, chúng tôi sẽ đưa ra kiến giải của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)