Thử xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 86 - 87)

7. Đóng góp của khóa luận

2.3. Thử xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục và Vũ trung tùy

dùng trong tác phẩm phong phú, dồi dào. Đó chính là tài năng nghệ thuật của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.

Tính chất của loại hình văn học trung đại mang đậm tính nguyên hợp, khảo sát các thiên trong cả Vũ trung tuỳ bút Tang thương ngẫu lục chúng tôi cho rằng cả hai tác phẩm có sự hỗn dung giữa thể loại truyện ngắn và kí. Thậm chí tình trạng "hỗn dung" hình thức thể loại còn thể hiện ngay cả trong mỗi thiên. Trên cơ sở quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam thời trung đại kết hợp với lí luận văn học ngày nay, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí để nhận biết truyện và kí để từ đó khảo sát và phân loại các thiên trong hai tác phẩm kể trên.

2.3. Thử xác định thể loại các thiên trong Tang thương ngẫu lục Vũ trung tùy bút tùy bút

Muốn khẳng định chắc chắn Vũ trung tuỳ bút thuộc thể tài nào, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế tác phẩm. Đây chính là lí do quan trọng nhất để chúng tôi thực hiện đề tài.

Thật ra khái niệm truyện ngắn, kí trung đại là những khái niệm tương đối của khoa nghiên cứu văn học hiện đại áp dụng cho thực tế văn học trung đại.

Thay vì dùng một khái niệm có tính chất khái quát, người xưa có tên gọi riêng cho mỗi cuốn sách (chí, lục, bút, tuỳ bút, kí, kí sự…). Ngay trong một cuốn sách lại có những tác phẩm không hoàn toàn giống nhau về đặc trưng thể loại. Có những tác phẩm có các đặc điểm đáp ứng được tiêu chuẩn của truyện ngắn nhưng có những tác phẩm lại thiên về tính chất kí. Thực tế đó cho thấy tính chất phức tạp của đối tượng nghiên cứu mà cụ thể là ở hai cuốn Tang thương ngẫu lục Vũ trung tùy bút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)