Ranh giới truyện và kí trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 68 - 70)

7. Đóng góp của khóa luận

2.1.4.3. Ranh giới truyện và kí trung đại

Tuy nhiên, tiêu chí để phân biệt giữa truyện và kí gặp rất nhiều khó khăn. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên quan niệm trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Đối tượng thẩm mĩ của kí thường là một trạng thái đạo đức – phong hoá xã hội, một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng. Vì thế có nhiều tác phẩm kí rất gần gũi với truyện ngắn. Nhưng khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu. …” [9, tr .163].

Nguyễn Đăng Na thì quan niệm: “Về mặt lý luận, các nhà thư tịch học như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú và các nhà văn học sử đầu thế kỷ XX không tách ký khỏi truyện. Đối với họ chỉ có cái gọi chung là Truyện ký hoặc Tự sự truyện ” [18, tr.20]. Tác giả đã đưa ra kết luận: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và ký về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật mình miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hòa mình vào sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là ký” [18, tr.37].

Như vậy, kí khác truyện không chỉ ở chức năng và kết cấu tác phẩm mà còn phân biệt với truyện ở bản chất của người cầm bút. Tính chất kí trong văn xuôi tự sự giai đoạn này rất yếu, đôi khi đó chỉ là lối viết tự sự nhiều thiên, cái tôi cá nhân trong đó chưa bộc lộ, chưa thoát khỏi vỏ bọc của cái ta cộng đồng

như Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng. Hoặc như nhiều thiên trong

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, được xếp vào thể kí lại mang đặc trưng của truyện. Bích câu kì ngộ kí của Đặng Trần Côn cũng không thể xem là tác phẩm thuộc thể kí. Trong Tang thương ngẫu lụcVũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án lại có sự hỗn dung thể loại truyện và kí. Nhưng có điều lạ là, khi viết bài giới thiệu cho từng tác phẩm cụ thể trong cái gọi là truyện kí như

Thượng kinh kí sự, Tang thương ngẫu lục, Thoái thực kí văn, Bắc hành tùng kí...,thì các dịch giả hoặc người giới thiệu tác phẩm đều gọi chung là kí sự.

Mặc dù giữa truyện và ký khó phân biệt rạch ròi nhưng dựa vào đặc trưng thể loại chúng vẫn có những điểm khác biệt sau:

Truyện

Ghi chép sự kiện lịch sử có thật (con người, sự kiện, thời gian, không gian…) chính xác.

Gắn sự kiện lịch sử với những sáng tạo nghệ thuật.

Có hư cấu ở một số chi tiết nhỏ Hư cấu nhiều

Nhân vật xuất hiện trong sự kiện. Nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, có sự phát triển tính cách. Có thể không có cốt truyện Thường có cốt truyện

Không có một xung đột thống nhất, tác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật

Có xung đột, kịch tính

Tác giả là người trong cuộc, hòa mình vào sự kiện, các nhân vật trong tác phẩm.

Tác giả là người ngoài cuộc, tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật trong tác phẩm.

Tuy đưa ra tiêu chí phân biệt để thấy được sự đóng góp của các tác giả trong việc dần tạo ra ranh giới rõ ràng giữa truyện, kí ở hậu kỳ trung đại nhưng trong phạm vi đề tài, chúng tôi cơ bản không chú trọng phân biệt sự rạch ròi của hai thể loại trên mà chỉ xét đến tính cách thể loại trong hai tác phẩm Tang

thương ngẫu lụcVũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)