Đặc điểm của một số thể loại trong văn học trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 61 - 68)

7. Đóng góp của khóa luận

2.1.4. Đặc điểm của một số thể loại trong văn học trung đại

2.1.4.1. Thể loại kí

So với các thể loại văn học khác, thì kí là một thể loại ra đời sớm trong lịch sử văn học nhân loại, bởi nó có sự năng động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực đáp ứng yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn thể hiện được tiếng nói sâu sắc của nghệ thuật. Kí là một trong những thể loại thuộc hệ thống văn học ngoại nhập. Tuy vậy, nó vẫn có chỗ đứng quan trọng trong nền văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cho rằng: kí là “một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự

sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút…Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm…” [9, tr 162-163].

Theo Hà Minh Đức: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng được miêu tả”[6, tr.217].

Hoàng Ngọc Hiến trong Năm bài giảng về thể loại (Kí và tiểu luận) đã chỉ ra đặc trưng của kí: “viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, về “việc thật”. Tác phẩm kí “thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương đặt ra trong cuộc sống” [10, tr 5].

Tác phẩm kí luôn lấy sự thực khách quan và tính xác thực của đời sống làm cơ sở. Với thể loại kí, cuộc sống được ghi rõ từng chi tiết, từng sự kiện để thông qua đó thể hiện nhận thức, suy tư, thái độ của viết một cách đúng đắn. Chính vì lí do trên, mà trong nhiều trường hợp, kí có sức lay động sâu xa đối với người đọc. Tuy nhiên, có khi người viết kí vẫn sử dụng yếu tố hư cấu, nhưng hư cấu không làm nhoà đi diện mạo của sự thật được phản ánh, mà chỉ là biện pháp nhằm làm cho hình tượng cuộc sống càng hấp dẫn hơn, có giá trị sâu rộng hơn.

Trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, kí trung đại Việt Nam từ khi hình thành đến khi vận động và phát triển tới đỉnh cao đã trải qua bốn giai đoạn: thế kỷ X - XIV, thế kỷ XV - XVII, thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, nửa cuối thế kỷ XIX.

Các tác phẩm kí có một vị trí đặc biệt quan trọng như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp, Thượng kinh ký sự

của Lê Hữu Trác, thiên kí sự lịch sử Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và đặc biệt là Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục

Phạm Đình Hổ viết chung cùng Nguyễn Án.

Kí văn học rất đa dạng, phong phú và tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả mà kí có những cách tái hiện riêng. Từ các loại kí tự sự như

phóng sự, kí sự, hồi kí, kí sự lịch sử...đến các loại kí trữ tình như tùy bút, nhật kí hoặc kí chính luận như các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp kí...Nghĩa là kí có khả năng bám sát cuộc sống và phản ánh hiện thực bằng qua một số dạng thức sau đây:

* Thể loại bút kí

Thể bút kí là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Đây là “thể loại thuộc loại hình kí, thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn…Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó”[9, tr 28].

Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút kí chính luận, bút kí tùy bút v.v..

Thể loại tùy bút

Tùy bút là một thể nhỏ của thể kí văn học, có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực khách quan và bộc lộ những tư tưởng chủ quan. Chất trữ tình trong tùy bút có một vị trí quan trọng. Nhà văn thường kết hợp, xen kẽ việc miêu tả đối tượng khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ quan. Đối tượng khách quan trong tùy bút cũng yêu cầu được tái hiện xác thực nếu đó là những sự kiện và con nguời có địa chỉ chính xác và cụ thể. Sự kiện khách quan trong tùy bút thường không được trình bày liên tục do sự phát biểu xen kẽ của những cảm xúc chủ quan của người viết, hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau để phục vụ cho dòng suy tưởng của tác giả.

Tác dụng gợi cảm của tùy bút tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng miêu tả, nhưng những nhận xét, bình giá, bàn luận và liên tưởng của tác giả lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì tùy bút là một thể loại khó nên người viết phải có bản lĩnh

riêng với cách cảm sâu sắc, cách nghĩ độc đáo về cuộc đời. Thể loại kí sự

Khác với các tiểu loại khác trong kí, kí sự “nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh” [9, tr .167]. Hơn nữa, có thể nói đây là thể tài đòi hỏi tiếng nói khách quan của sự kiện nghiêm ngặt hơn cả. Người viết kí sự “ có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự sống đang vận động, phát triển” [6, tr. 228]. Tác giả phải biết phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những sự kiện điển hình, mang tính xã hội, có sức khái quát cao. Chính vì vậy mà kí sự, so với bút kí hay tuỳ bút thì “ phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn” [9, tr.167].

Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại ký này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn. Tác phẩm ký sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con

người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét. Trong kí trung

đại, Thượng kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Bắc hành tùng của Lê Quýnh, được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho tiểu loại này.

Thể loại tạp kí

Tạp kí là thể kí ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe từ lịch sử về nhân vật, sông núi, đền chùa, phương vực, vật phẩm, chuyện lạ…Nội dung của tạp kí hết sức đa dạng. Lời văn ngắn gọn, súc tích, bình đạm gây được hứng thú ở người đọc. Theo Trần Đình Sử, tạp kí với tư cách là một tiểu loại của thể kí, như tuỳ bút, kí sự…bắt đầu từ đời Tống. Nó bao gồm những truyện “kể ngắn về nhân vật, dật sử, dã sử, kì quái, bao gồm cả loại khảo, biện, thư, trát, thuyết, thư, bình văn, phong tục, đồ dùng…” [25, tr.329].

Tạp kí trong văn học Việt Nam có truyền thống thể loại từ văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVIII - XIX, tạp kí Việt Nam hoàn toàn phá cách: dài ngắn bất định, lời văn tự nhiên, điển cố biến mất. Sáng tạo của các nhà viết kí Việt Nam trung đại thể hiện rõ nét ở dung lượng tác phẩm, lời văn, giọng văn, đề tài…Tính “sùng cổ” giảm hẳn; chỉ còn một mình nhà văn đối diện với sự việc, kể chuyện, trữ tình, bình luận…Với tính chất đó, tạp kí cùng với tuỳ bút là loại tác phẩm mang những đặc trưng của thể loại kí.

Thể loại du kí

Thời trung đại, văn du kí nước ta xuất hiện muộn, phần lớn ra đời vào thế kỉ XVIII - XIX, còn trước đó chỉ có một vài sáng tác rải rác nên chưa định hình thành thể loại riêng.

Du kí là một bộ phận của loại hình kí. Đó là những ghi chép của bản thân người viết qua các chuyến đi (dù với mục đích nào) về điều tai nghe mắt thấy ở xứ sở xa lạ hay nơi ít người biết đến hoặc ít có dịp đi đến. Những thắng cảnh, phong vật, dân tình,…được quan sát, cảm nhận và kí chép theo cuộc hành trình của kí giả. Nét đặc thù của thể tài du kí là nhận thức của bản thân người viết qua các cuộc viễn du. Cái tôi trong du kí là cái tôi khám phá, chứng nghiệm, trải nghiệm mang cảm hứng lữ hành và có thể bộc lộ tình cảm, quan điểm, chính kiến, liên tưởng,…của mình.

Như vậy sáng tác du kí ra đời từ các chuyến viễn du nên nội dung hướng đến việc ghi chép những tri thức, hiểu biết về vùng đất mới lạ, kì thú cùng những cảm nhận, bình giá mang tính cá nhân. Sự hình thành và phát triển của thể loại du kí đã góp phần quan trọng làm phong phú và hoàn thiện kí trung đại.

2.1.4.2. Thể loại truyện

Theo chúng tôi, truyện trung đại là thể loại tự sự (thường viết bằng chữ Hán) có nhân vật, cốt truyện, tình tiết, sự kiện nhằm tái hiện đời sống một cách khách quan, được kể bằng một người nào đó. Truyện trung đại cơ bản là truyện ngắn. So với truyện ngắn hiện đại thì nó còn nhiều đặc điểm giống truyện dân gian, đơn giản về cốt truyện và hình thức kể chuyện, nhân vật thường được xây dựng dựa trên hành động, lời nói hơn là miêu tả tâm lí.

Theo Trần Nho Thìn trong Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam thì: “Truyện ngắn trung đại là một khái niệm ước lệ của giới nghiên cứu hiện đại dùng để chỉ một hiện tượng rất không thuần nhất về cả nội dung và nghệ thuật, bao hàm rất nhiều loại kiểu tác phẩm khác nhau ra đời trong một thời gian rất dài (khoảng mười thế kỷ)” [31]. Cũng theo ông “có thể phân loại truyện ngắn trung đại theo một tiêu chí khác, tiêu chí cốt truyện. Xét về nguồn gốc cốt truyện, có thể chia truyện ngắn trung đại thành ba nhóm chính: 1) Nhóm tác phẩm lấy cốt truyện từ chính sử. 2) Nhóm tác phẩm vay mượn cốt truyện Trung Quốc. 3) Nhóm tác phẩm có cốt truyện hư cấu thuần túy của Việt Nam. Loại này chiếm số lượng lớn nhất. Nội dung thường kể về các nhân vật của Việt Nam – những nhân vật hữu danh và vô danh trong lịch sử, các môtip thường được sáng tạo trên cơ sở phỏng lại những lời kể của người này người khác, tức là môtip dân gian, đã được lưu truyền theo con đường truyền miệng” [31].

Thể loại tự truyện

Đỗ Đức Hiểu trong từ điển Văn học ( bộ mới), định nghĩa tự truyện là “một thể loại văn học trong đó tác giả viết về chính bản thân mình. Nhân vật chính của truyện là tác giả” [23]. Theo đó tự truyện là câu chuyện viết bằng văn xuôi kể về một thời dĩ vãng, thời thơ ấu, thời phiêu lưu hay gần trọn cuộc đời...của tác giả. Nhưng không phải là ghi chép một cách tản mạn mà là sắp xếp sự việc theo lôgic. Nhiều người sẽ nhầm tự truyện với nhật kí. Nhưng nhật kí ghi lại những sự việc theo từng ngày ở hiện tại, còn tự truyện ghi lại sự việc có thể không theo trình tự thời gian ở quá khứ.

Thể loại liệt truyện

Là truyện kể về các nhân vật nổi tiếng thời xưa . Phần nhiều là những nhân vật tài giỏi được sử sách ghi lại.

Thể loại truyện danh nhân

Truyện danh nhân là truyện kể về những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm. Tác giả Trần Nho Thìn trong Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam cho rằng: “Những danh nhân, nhân vật lịch sử là những con người của

trời đất, của thiên hạ. Do đó các dạng thức không gian của loại truyện này thường là loại không gian vĩ mô, mang tầm vóc vũ trụ. Nhân vật hoạt động trên phạm vi vùng (đánh dẹp các cuộc nổi loạn ở các vùng), phạm vi không gian quốc gia (trấn thủ trị nhậm một vùng nào đó, đảm nhận công việc triều chính liên quan đến quốc kế dân sinh), không gian liên quốc gia (đi sứ Trung Quốc)” [31]

Người xưa không thể hình dung một sự kiện liên quan đến những đấng bậc, những danh nhân lại nằm ngoài không gian của một triều đại nào đó. Vì thế, các truyện danh nhân đều được xác định niên đại cụ thể, đều chỉ rõ quê quán nhân vật hay địa điểm diễn ra sự kiện liên quan đến nhân vật bằng cách xác định địa danh hành chính chính xác (làng, xã, huyện, tỉnh tùy theo sự biến thiên của các đơn vị hành chính mỗi thời). Dễ hiểu là các biện pháp đó nhằm tạo ra cảm tưởng đây là những chuyện có thật, tác giả là người biết tất cả và kể lại “trung thực” tất cả vì nhân vật, địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện đều có thể kiểm chứng. Đây cũng là những dấu ấn ảnh hưởng của lối văn chép sử.

Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút, mục Xét địa mạch và nhân vật đã nhìn không gian theo quan điểm này. Sau khi trình bày thế đất Việt Nam và Trung Quốc, ông viết: “Địa thế nước ta, toàn thể cũng giống nước Trung Quốc, chỉ có nhỏ hơn thôi”, các nhân vật “đều là tinh anh của non sông đúc lại”. , có thể thấy loại truyện danh nhân chỉ kể về những nhân vật lịch sử có thực của quá khứ. Thể loại truyện truyền kì

Sự ra đời của thể loại truyện truyền kì đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nhưng hơn hết, với biên độ phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kì trung đại thực sự đã tái hiện bức tranh hiện thực và hình ảnh cuộc sống, làm nổi bật trí tuệ, khí phách và tâm hồn con người Việt Nam.

Nguyễn Đăng Na, trong bài viết Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh văn học

(in trong tập Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam) thì cho rằng truyền kì “là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kì đặc biệt, nên người ta gọi chúng là truyền

” [19]. Như vậy Truyện truyền kì thuộc thể loại văn xuôi tự sự, có dung lượng ngắn, chứa đựng nhiều yếu tố kì lạ về nhân vật, tình tiết…có thể là chuyện của thần thánh, ma quỷ, chuyện về báo ứng, báo mộng có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị trong dân gian. Truyện truyền kì trung đại Việt Nam là thể loại truyện mượn yếu tố hoang đường kì ảo, mượn chuyện xưa để phản ánh hiện thực xã hội đương thời. Người đọc nếu biết bóc tách cái vỏ kì ảo hoang đường ra thì sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực; và nếu biết phủi lớp bụi thời gian, chúng ta sẽ thấy rõ nét bộ mặt xã hội lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)