Lời tố cáo, phê phán xã hội suy đồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 142 - 144)

7. Đóng góp của khóa luận

3.4.3. Lời tố cáo, phê phán xã hội suy đồi

Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ chiêm nghiệm, tuy ứng xử khác nhau, nhưng bên trong máu thịt họ lúc nào cũng chung một niềm nuối tiếc khi thay đổi sơn hà thì Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?(Nguyễn Du)

Ẩn chứa trong từng chữ viết, từng câu nói, từng nhân vật, là sự tiếc nhớ khôn nguôi đối với quá khứ vàng son của một thời thịnh trị - nay đã đi vào lịch sử - và sự suy bại tất yếu của một vương triều đã phơi bày ra trước mắt. Những trang viết của Phạm Đình Hổ như hằn lên nỗi nhức nhối nhân tình. Thi cử là chọn những bậc hiền tài có từ trước, quy định nề nếp không thay đổi. Ngòi bút của tác giả thực sự bức bối trước việc khoa cử đương thời và việc thay đổi quy chế mới, sự lộng quyền của chúa Trịnh.

Như vậy, người cầm bút bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Đồng thời gửi gắm nỗi niềm ưu ái với nước với đời, những suy nghiệm, tâm tư của họ trước cảnh đời thịnh suy và những cuộc tang thương dâu bể.

Qua những chi tiết cụ thể trong một số thiên kí, người đọc có thể cảm nhận được bức tranh đen tối trong nội bộ giai cấp thống trị phong kiến. Mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến được giải quyết theo cách vua chấp nhận “ chắp tay rủ áo” để mặc “ Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui”. Chỉ qua những lời mô tả trên, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng, thái độ trăn trở, xót xa của người cầm bút trước sự sa sút, nhu nhược, bù nhìn của vua và sự lộng hành, cá nhân của chúa. Quyền lực không còn, thần lễ thì bị bãi bỏ. Hình ảnh vua Lê mờ nhạt dần, chỉ như con rối mà thôi. Ngược lại, chúa Trịnh độc quyền về mọi việc, làm bá chủ thiên hạ, bãi bỏ các lễ thông thường trước đây đối với nhà vua. Hiện

thực xã hội này gây bao xót xa trong lòng người…

Nhà văn đã lột trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Thái độ phê phán, lên án đươc thể hiện một cách trực diện. Với Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, người viết không ngần ngại khi bàn đến cuộc sống, sinh hoạt của bọn vua chúa, quan lại. Trong xã hội, chúa và quan là những kẻ đứng đầu, những kẻ nắm quyền sinh quyền sát. Người ta tránh nói đến những đối tượng ấy, nếu có nói đến thì chỉ cũng kín đáo, nhẹ nhàng. Trong sử sách đã có nhiều người vì “đụng chạm” đến mà bị đày ải, bị kết tội. Tuy vậy, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

của Phạm Đình Hổ không ngần ngại khi nói đến đối tượng trên. Ngòi bút của ông dũng cảm để đối mặt với tất cả để phán ánh sự kiện cho chân thực. Cuộc sống ăn chơi hưởng lạc của chúa, sự lố bịch mua vui của bọn quan lại được phơi bày, không gì có vẻ là che dấu là úp mở. Nỗi bất bình hiện rõ trên bề mặt câu chữ.

Xã hội có những sự thay đổi có khi cũng hợp thời thế như nhưng cũng có sự thay đổi thật đáng lên án trăm phần : “Lệ cũ người có tang từ một năm trở xuống, mặc áo trắng, xổ tóc, đến khi hết trở không dám rượu chè nhà ai” để thể hiện sự thương xót, nuối tiếc đối với người đã khuất. Còn bây giờ nhiều kẻ không còn giữ ý, không biết gì là xấu hổ “thì công nhiên họp nhau ăn uống, không khác gì người thường”. Nó thể hiện nét đẹp trong truyền thống đạo đức của cha ông ta. Phong tục dân tộc quả thực đã bị suy đồi.

Là ông quan nghiêm khắc nhưng dưới ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, Ông Nguyễn Văn Giai vẫn hiện lên còn là một con người bình phàm: “Một hôm ông vào triều đi qua chợ Cửa Đông, thấy con cá mè lớn to đẫy thước, ông dừng lại hỏi và khen ngợi. Rồi ông về nhà thấy rất nhiều người đem biếu cá, toàn là những phiến cá mè cả. Ông đùa bảo đem tất cả những mảnh cá đó ghép lại với nhau chỉ thấy thiếu đuôi còn thì đều đủ thân hình con cá...”[12, tr.28]. Hé lộ một sự thật là các vị “dân chi phụ mẫu” xưa nay thường nhận của biếu xén. Nhân chuyện ông Nguyễn Văn Giai, tác giả chép chuyện quốc lão Phạm Công Trứ: “Có một viên tù trưởng thượng du phạm tội chết, chị vợ luồn

lọt với người bếp nhà ông. Người bếp xui đem biếu chim sẻ vàng, đó là món ông rất thích...”[11, tr.28]. Ông ăn xong mới biết “Thò tay vào cổ họng móc để thổ ra”, nhưng rồi ông cũng tha tội cho người tù trưởng ấy. Dưới ngòi bút của tác giả chi tiết ấy đã “hạ bệ” một cách kín đáo sự nghiêm minh bề ngoài của các vị quan cầm cân nảy mực thời xưa. Điều đáng nói ở đây tác giả không phê phán họ mà phản ánh một cách chân thực hiện trạng xã hội lúc bấy giờ. Bởi cái đáng trách là hiện thực xã hội đầy rẫy cạm bẫy và yếu kếm về mặt pháp luật. Cách xét án trông cậy vào sự anh minh, nghiêm khắc của một cá nhân rất dễ dẫn đến sự tùy tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục và vũ trung tùy bút tính cách thể loại và hình tượng tác giả (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)