0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Khái lược về nghệ thuật tự sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 25 -25 )

6. Kết cấu luận văn

1.2.1. Khái lược về nghệ thuật tự sự

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phưong thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình” [14, 390]. Như vậy, nghệ thuật tự sự là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cái nhìn nhất định, có tác dụng soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhà văn.

Bên cạnh đó, mỗi nhà nghiên cứu có cách định nghĩa khác nhau về nghệ thuật tự sự. Đầu tiên, J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý nghĩa. Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”. Còn Jonathan Culler (1998) lại nhận dịnh: “Tự sự là phưong thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [38, 39]. Tiếp theo, Giáo sư Trần Ðình Sử thì khẳng dịnh: “Tự sự là hệ thống những sự kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các mô típ truyện, sự phân loại các mô típ, diễn ngôn, lời kể với những người kể, điểm nhìn, thời, thức”. Ðặng Anh Ðào cho rằng: “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở hai bình diện. Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể” đối lập với miêu tả. Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể chuyện” [38, 40].

Hiện văn xuôi hiện đại đang nỗ lực làm mới nghệ thuật tự sự như một tất yếu của thời đại toàn cầu hóa, thể hiện trên nhiều mặt của thi pháp tự sự trên nhiều thể loại. Văn chương đã dịch chuyển, hoán đổi từ đại tự sự sang tiểu tự sự và làm mới ngôi kể, cốt truyện, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, lời của người trần thuật...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 25 -25 )

×