0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 113 -122 )

6. Kết cấu luận văn

4.3.3. Ngôn ngữ mang đậm chất trữ tình

Bên cạnh tính chất vừa truyền thống, vừa hiện đại, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dương còn nổi bật lên ở chất trữ tình sâu lắng, giàu chất thơ. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua những đoạn miêu tả cảnh vật qua thế giới nội cảm của nhân vật.

Đầu tiên là qua cái nhìn cảnh vật. Trong Thức giấc, Yên Thao lại có xúc cảm riêng khi hòa mình trước thiên nhiên rộng lớn của sông Hồng “Nhưng bờ cỏ sông Hồng là nơi tôi thích nhất. Cỏ mềm và thơm hăng. Cơ thể tôi cũng mềm và thơm như cỏ. Phía trên cao kia là trời đen thẫm. Những ánh sao nhấp nháy xa xa như đồng lõa, như hứa hẹn…” [7, 104]. Ngay cả lúc tâm hồn đầy vết xước, cô vẫn thấy thiên nhiên thật đẹp: “Gió đã thổi trên đất này lâu lắm rồi. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được trong gió hơi thở của sự sống - bao thế hệ trước truyền lại. Có mùi súng đạn, mùi của máu và những khát vọng sôi sùng sục va đập vào nhau. Mùi bùn non, mùi cỏ tươi và mùi những nụ cam vừa nở” [7, 373]. Đoạn văn diễn tả những cảm nhận rất riêng của nhân vật Yên Thao với ngôn ngữ hết sức gần gũi, giản dị nhưng thấm đượm chất nhạc, chất thơ. Trong đoạn, nhịp điệu trong mỗi câu cứ đều đều, nhẹ nhàng như những nốt nhạc du dương, kết hợp với cách sử dụng kiểu câu: câu ngắn, câu dài đan xen, tác giả đã tạo cho bạn đọc một tâm thế thật thoải mái để chiêm nghiệm những lời tự bạch về cảm xúc, sự trải nghiệm của nhân vật trong cuộc sống thường ngày. Có những đoạn, Thùy Dương đã nhân hóa cảnh vật qua cách nhìn của Yên Thao để tạo nên những suy nghĩ miên man về cuộc đời: “Cây sòi im phắc như chiều qua. Cánh đồng lúa rì rào dưới chân. Chợt thấy chạnh lòng. Làm cây cao đơn độc buồn bã quá. Bạt ngàn cỏ, bạt ngàn lúa chắc ít biết buồn.” [7, 76]

Còn linh hồn Hoàng trong Nhân gian lại thấy thiên nhiên lúc về đêm thật ấn tượng: “Trăng thượng tuần sáng bàng bạc, gió nam hây hẩy và sóng lúa rì rào. Hơi cỏ, hơi lúa và hơi gió ngọt thoảng” [8, 65]. Ngay cả cảm nhận của cô gái rất hiện đại – con ông phó chủ tịch tỉnh cũng mang nét trữ tình cổ điển. Khi đến một miền đất lạ, cô say sưa: “Rừng thông, rừng hoa trôi qua đâu đó rồi. Cả màn sương

bàng bạc phủ, cả cái lạnh bảng lảng, cả những cô gái mặt hoa da phấn của xứ cao nguyên, cả cơ man nào là khăn áo rực rỡ…”[8, 225]. Hay khi ở Hà Nội, cô cũng thấy thiên nhiên đầy sức hấp dẫn: “Dù không sinh ra ở đây, không được tự hào là dân Hà Nội song tôi trót yêu thành phố này. Yêu làn sương mờ bảng lảng

hồ Tây, yêu những đóa sen hồng hồ Tây đầu hạ, yêu những chiếc xe đạp chở hoa từ ngoại ô vào thành phố - rực rỡ sắc màu và thơm mùi sương sớm, yêu khu nhà tôi ở, đường thênh thang hai làn trật tự.” [8, 98]. Những đoạn văn thật giàu từ tượng thanh, tượng hình, giàu các so sánh, ví von lãng mạn. Nó đưa ta đến một thế giới khác như ở tiên cảnh. Những đoạn văn này chính là nốt nhạc làm chậm lại cái xô bồ của cuộc sống, đưa con người bình tâm lại.

Thứ hai, chất trữ tình thể hiện qua tâm tư của nhân vật. Trong Nhân gian, chất trữ tình ấy thể hiện suy tư của nhân vật Thảo. Cô luôn bâng khuâng, lưu luyến khi nghĩ về tuổi thơ của mình “…Chợt nhớ đến ánh mắt của chàng trai nhà bên. Anh ấy lần đầu tiên viết thư cho cô bé mười bảy tuổi, nhắc hoài một cô bé áo hoa xanh tóc buộc vểnh như đuôi ngựa luôn bận rộn với xâu lá bàng mùa đông nhặt về đun bếp, lăng xăng bên những khóm hoa, rình rập chờ cây hạt cườm chín để xỏ vòng đeo chân. Những hạt cườm tách từ bẹ lá trắng ngà như ngọc trai, đúng hơn như ngọc của sữa cây lắng lại…Chàng trai ngày ấy viết rằng sẽ chẳng bao giờ quên nổi cái cô bé đáng yêu, có nụ cười sáng rỡ với cặp mắt đen và hàng mi cong vút nghịch ngợm để cả que diêm lên mà chẳng sợ rơi…” [8, 221].

Hay nhân vật Hoàng cũng được miêu tả ở nhiều trường đoạn tâm lí. Sau nhiều lần tạt về thăm nhà, thăm mẹ, anh buồn đứt ruột nhưng lúc nào Hoàng cũng nghĩ về những người thân yêu: "có hôm ngồi chồm hổm ngay bên cạnh, nghe trong ngực bà gọi con ơi, mà muốn đứt ruột. Tôi níu vai bà, ôm lưng bà…Hôm sau nghe bà than đau lưng và sã cả vai, nhận ra hơi lạnh của mình…đôi khi sự gần gũi quá của mình cũng không tốt lắm cho người sống đâu" [8, 136]. Khi chứng kiến một lễ cưới người trần tổ chức cho người âm (Quân - Ngần), Hoàng đã xúc động và suy nghĩ mãi: "người ta bày một bó hoa cưới tết bằng hoa giấy. Lay ơn trắng lá xanh bọc nilông trong suốt. Bánh kẹo, trà thuốc thật…Quân dắt tay Ngần. Bộ trang phục mới và chiếc áo dài quần trắng cháy đến mảnh cuối cùng thì bay đến

phủ lên hai người. Cả hai xúng xính trong bộ đồ mới…Chúng tôi vỗ tay rầm trời…Cả khối lính ngồi nhấp nhô xanh xanh kín vạt rừng khẽ rung động" [8, 168].

Hay tâm trạng khi nghĩ tới tình yêu, tương lai của Yên Thao trong Thức giấc: "Ngày yêu Nghi tôi không giấu mối tình đầu, không giấu cả việc không còn là con gái…Ngày xa xưa ấy tôi chậm kinh ngay sau khi người kia vội vã ra nước ngoài như chạy trốn…Gần hai mươi ngày sau khi tôi bắt đầu ngấm nỗi sợ hãi của Thu Ba, thì tôi ục ra…Lúc lấy chồng rồi, một ngày nào đó, chợt nhớ ra tôi hoảng hốt - người ta bảo nếu bị xảy một lần dễ quen dạ…" [7, 266], “Tối nay hoặc cả đêm nay hai đứa sẽ bên nhau trong căn phòng ấy. Nghi sẽ chà khuôn mặt lởm chởm rau và hàng lông mày rậm rạp của anh vào ngực mình. Nhột quá. Mình sẽ ẩy đầu anh ra. Sẽ còn nhột hơn nữa. Gương mặt anh lại ập vào….” [7,234,235].

Rõ ràng, ta thấy điểm nhấn ngôn từ của Thùy Dương nằm ở ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Đó là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Ở đoạn văn, Thùy Dương sử dụng chủ yếu lời của dòng ý thức. Nó được trình bày dưới hình thức hỗn độn, chủ quan, nó tái hiện dòng liên tục của ý nghĩ xuất hiện trong tâm hồn nhân vật theo trật tự mà nó xuất hiện, nó vẫn chưa được lựa chọn, nhưng không phải theo logic của ý trí. Ở đây, kỹ thuật dòng ý thức đã được cụ thể hóa thành lời nói của tâm trạng. Đó là gợi dẫn về ký ức trong khứ hoặc ẩn ức được nhân vật giấu kín trong lòng. Đó là biện pháp bộc lộ ý nghĩ thầm kín ưu thế hơn lời trực tiếp của nhân vật. Nó cho phép người đọc thâm nhập vào mọi ngóc ngách của tâm trạng con người (cả những điều tế nhị nhất). Thùy Dương đã tận dụng tối đa ưu thế của biện pháp này và thể hiện với các dạng khác nhau một cách sinh động. Có thể thấy, với dạng tồn tại của lời của dòng ý thức thuộc độc thoại nội tâm, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thùy Dương mang đậm chất trữ tình thiết tha, sâu lắng. Mỗi câu văn, đoạn văn trong tiểu thuyết của chị như

lắng lại trong tâm trí bạn đọc những khúc nhạc du dương, dịu nhẹ và ngân vang mãi mãi.

* Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, chúng tôi tìm hiểu về ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dương. Với lối trần thuật phối hợp nhiều người kể chuyện trên cùng một văn bản trần thuật, di chuyển điểm nhìn linh hoạt và sự đa dạng, phong phú trong giọng điệu trần thuật, tiểu thuyết của Thùy Dương đã ghi nhận nhiều nỗ lực đổi mới của tác giả trên phương diện nghệ thuật trần thuật. Và ít nhiều, những nỗ lực đổi mới đó đã không chỉ tạo ra những ấn tượng mới lạ của tiểu thuyết mà còn góp phần quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp của tiểu thuyết. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng ngôn ngữ vừa mang đậm tính truyền thống và hiện đại, vừa đậm chất trữ tình sâu lắng đã khiến cho tiểu thuyết của Thùy Dương không chỉ mang đậm chất dân gian truyền thống mà còn mang đậm hơi thở hiện đại. Đặc biệt, sau tất cả, đó là chất trữ tình sâu lắng thấm sâu trong ngôn ngữ, trong cách thức tổ chức văn bản trần thuật đã khiến cho tiểu thuyết của Thùy Dương dù có nhiều đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự nhưng vẫn thể hiện đậm nét hơi ấm nữ tính bên trong.

KẾT LUẬN

Với những tiểu thuyết được xuất bản đều đặn và phần lớn đều dành được những giải thưởng văn chương, Thùy Dương là một trong số ít những nhà văn nữ đương đại đã ghi dấu những đổi mới cũng như những thành công nhất định trên phương diện nghệ thuật tiểu thuyết. Điều này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó có việc xây dựng thế giới nhân vật, kết cấu, không gian – thời gian nghệ thuật và nghệ thuật trần thuật.

Trước hết, Thùy Dương đã xây dựng một thế giới nhân vật (nhân vật hồn ma, nhân vật cô đơn, nhân vật tự ý thức) vừa độc đáo, vừa ấn tượng. Bằng những linh cảm đặc biệt của giới tính cũng như sự sắc sảo, sâu sắc, tinh tế của một nhà văn, Thùy Dương đã có những trang viết về con người với những tâm tư, tình cảm, ẩn ức sâu kín. Nhân vật của chị thiên về biểu hiện tâm trạng và cũng đậm đặc chất tâm linh. Ngoài ra, chị cũng đặc biệt chú ý tới sự tự ý thức của con người cũng như những cô đơn định mệnh mà con người khó có thể thoát khỏi trong cuộc sống hiện đại. Chị hay dành một khoảng thời gian để nhân vật giải thích, chiêm nghiệm hay dằn vặt để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách của mình. Để xây dựng thành công thế giới nhân vật ấy, Thùy Dương đã phát huy thế mạnh của các thủ pháp nghệ thuật nhằm miêu tả nội tâm cùng cả ý thức, vô thức, tiềm thức của nhân vật. Điều đó giúp nhà văn không chỉ biểu đạt thành công tâm trạng nhân vật mà còn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật.

Thứ hai là về phương diện kết cấu. Thùy Dương đã dày công tạo dựng cho tiểu thuyết của mình một mô hình kết cấu hiện đại, đặc biệt là ở hình thức kết cấu phân mảnh – dán ghép và kết cấu bổ thuật. Kiểu kết cấu này làm tiểu thuyết trở nên hiện đại, linh hoạt, phù hợp với tinh thần của thời đại. Gắn liền với kết cấu là việc sắp xếp không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Bằng việc đan cài những không gian đối lập (không gian hiện đại của đô thị, không gian đất nước những ngày xưa cũ và không gian tâm linh) trong cách thức tổ chức thời gian linh hoạt (khi song hành, khi đồng hiện) nhà văn không chỉ tạo ra “trường thẩm mỹ” phù hợp cho nhân vật hoạt động mà còn góp phần quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp nghệ thuật của nhà văn.

Cuối cùng là về nghệ thuật trần thuật. Với lối trần thuật phối hợp nhiều người kể kết hợp với việc di chuyển điểm nhìn linh hoạt và sự đa dạng, phong phú trong giọng điệu trần thuật, tiểu thuyết của Thùy Dương đã ghi nhận nhiều nỗ lực đổi mới của tác giả trên phương diện nghệ thuật trần thuật. Những nỗ lực ấy không

chỉ góp phần mang lại cho tiểu thuyết những ấn tượng mới lạ mà còn góp phần quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp của tiểu thuyết. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng ngôn ngữ vừa truyền thống vừa hiện đại, thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng đã khiến cho tiểu thuyết của Thùy Dương không chỉ mang đậm chất dân gian truyền thống mà còn mang đậm hơi thở hiện đại. Ngôn ngữ trữ tình sâu lắng kết hợp với giọng điệu tâm tình chủ đạo (bên cạnh chất giọng mỉa mai, châm biếm, hài hước thể hiện sự “sắc nhọn” của ngòi bút trong việc phê phán những thói hư tật xấu vốn là mặt trái của xã hội đương đại) đã mang lại cho tiểu thuyết của Thùy Dương chất trữ tình đằm thắm, mang đậm hơi ấm nữ tính. Sự kết hợp ấy đã vẽ lên chân dung của một nhà văn nữ Thùy Dương – vừa mềm mỏng, vừa quyết liệt, vừa nồng nàn đằm thắm, vừa thiết tha sắc sảo, vừa truyền thống, vừa hiện đại....

Với những đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự, Thùy Dương đã có những đóng góp nhất định trong việc hiện đại hóa nghệ thuật tiểu thuyết. Mặc dù những đổi mới ấy chưa đủ tính “bứt phá” để mang lại cho tiểu thuyết một gương mặt mới hoàn toàn nhưng ít nhiều những thể nghiệm ấy đã ghi nhận những thành công nhất định trong việc miêu tả, phản ánh đời sống tâm lý, tâm linh của con người. Ngoài ra, sự góp mặt của Thùy Dương ở lĩnh vực tiểu thuyết, cùng với đó là những nỗ lực làm mới thể loại đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra một luồng không khí mới trong văn chương mà ở đó đánh dấu sự lớn mạnh, trưởng thành của các cây bút nữ ở thể loại trung tâm của đời sống văn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1996), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại”, Tạp chí văn học, (9).

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học QGHN.

4. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong thơ văn hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9).

5. Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

6. Thùy Dương (2005), Ngụ cư, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

7. Thùy Dương (2007), Thức giấc, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

8. Thùy Dương (2009), Nhân gian, NXB Hội nhà văn, Hà Nội

9. Thùy Dương (2013), Chân trần, NXB Trẻ, Hà Nội

10. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Bùi Như Hải (2010), Văn học Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa, nguồn: www.vovanhoaqt.vnweblogs.com

13. Cao Xuân Hải (2004), Các hành động nhân vật qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai, Luận văn thạc sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

15. Tô Hoàng (25/12/2010), Nhà văn Thùy Dương và nỗi lòng biết ơn của cựu binh, http//nhavantphcm.com.vn

16. Nguyễn Thúy Huệ (2007), Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chu Lai, Luận văn thạc sỹ Ngữ Văn, Trường Đại học Vinh, NA

17. Lê Minh Khuê Y Ban, Thùy Dương cùng nhau ra sách mới, Báo đời sống văn nghệ, Thứ bảy, 30/01/2010.

nguồn: www.tienve.org

19. Phong Lê, "Từ cuộc thi tiểu thuyết 2002-2004 của Hội nhà văn Việt Nam" , Báo Văn nghệ số 38, 17/9/2005.

20. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Phạm Xuân Nguyên, Lời giới thiệu (bìa 4), Nhân gian, Nxb Hội Nhà văn, 2010

22. Vương Trí Nhàn (1996), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí Văn học, số 6

23. Trần Thị Mai Nhân, Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam trong giai đoạn 1986, nguồn: www.hocvui.net

24. Nhiều tác giả (1999), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện văn học Hà Nội

25. Hoàng Phê (Chủ biên, 2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

26. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Trần Đình Sử (2002), Tự sự học tập 1, 2, NXB Đại học Sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 113 -122 )

×