Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 90 - 92)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2.Thời gian tâm lý

Ngoài thời gian đồng hiện, tác giả cũng tái hiện thời gian tâm lý – thời gian luôn gắn liền với những cảm xúc rất đỗi riêng tư của con người. Để biểu đạt sâu sắc những cảm xúc riêng tư của nhân vật, tác giả đặc biệt quan tâm đến những khoảng thời gian gắn liền với cảm xúc của nhân vật .

Trước hết, đó là thời gian đêm. Đêm xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết của Thùy Dương. Đó không phải là thời gian vật lý thông thường – khoảng thời gian con người chìm vào giấc ngủ, được nghỉ ngơi thư thái sau một ngày làm việc mệt nhọc mà trong các tiểu thuyết, đó trước hết là những đêm tình ái. Và nếu đó không phải là đêm đầu tiên của những đôi trai gái yêu nhau trao mình lần đầu đầy mê đắm (như đêm tình đầu tiên của Nghi và Yên Thao trong căn phòng thơm phức mùi cà phê) thì cũng là “Đêm chồng vợ đắm say, lung linh như trăng và ngọt ngào như mật” [8, 225] của một đôi trai gái (Rush và ) cách biệt nhau nửa vòng trái đất… Nhưng đó cũng có khi lại là một đêm tình ngoài luồng của Nghi - cái đêm mà với Yên Thao – đó là “đêm đau đớn cùng cực khi biết mình bị phản bội” [7, 90], có khi lại là một đêm tội ác – đêm đầy đau đớn khi người mẹ vì chạy theo tham vọng quyền chức mà đã cho con gái của mình uống thuốc ra thai: “Đêm cơn đau bụng khiến tôi tỉnh dậy… Tôi mất ý thức về khái niệm thời gian. Ngày dài như cả thế kỷ… Trong tôi chợt quặn thắt. Nhưng hôm nay không phải là hôm qua, là tháng trước hay mấy tháng trước. Hôm nay tôi đi trên những con phố quen thuộc với một nỗi đau, một tội ác dã man bí mật sắp sảy ra… Tôi hôm nay không sao khóc nổi – chỉ thầm gọi đứa con trong dạ sẽ chết khi chưa kịp chào đời” [8, 249].

Đậm đặc thời gian tâm lý được nhà văn sử dụng nhằm tái hiện chân thực và sinh động những cảm xúc của con người trong những khoảnh khắc khác nhau của cuộc sống. Thùy Dương đã để nhân vật cảm nhận thời gian qua lăng kính chủ quan của mình, bất chất sự “vi phạm” quy tắc thời gian vật lý.

Không chỉ đêm, trong nhiều tiểu thuyết, sáng sớm hay hoàng hôn cũng trở thành những dấu mốc thời gian gắn liền với tâm cảm của con người. Trong Nhân gian, thời điểm hoàng hôn rất hay được nhắc tới. Nhất là hình ảnh hoàng hôn cuối tiểu thuyết. Nó là thời gian khép lại một ngày mà cũng là khép lại cả hành trình nhân gian nhiều biến đổi. Trong buổi chiều có chuồn chuồn bay rợp một góc, châu chấu nhảy tanh tách trong cỏ, thiêu thân đổ ra đường, chim bay lượn trên không, Thảo nhìn thấy Hoàng trở về lững thững đằng trước. Bao khó khăn đưa di hài Hoàng trở về đã thành công. Linh hồn anh được về lại quê hương sau bao tháng năm còn lẩn quất giữa rừng Trường Sơn.

Thời gian sinh hoạt hàng ngày được nhắc tới trong sáng tác của Thùy Dương đã trở thành nơi níu giữ, neo đậu những biến chuyển cảm xúc, tâm lý của nhân vật. Đó là cảm xúc của con người trước những bữa cơm thường nhật, những ái ân nam nữ gắn liền với những rung động, giận hờn, những khoảnh khắc âm dương chạm đến nhau mà không thể xóa bỏ được sự cách biệt…

* Tiểu kết chương 3

Trong chương ba, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu kết cấu và cách tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật trong ba tiểu thuyết của Thùy Dương. Ở đó chúng tôi đã khảo sát thấy nét đặc sắc nhất trong kết cấu của chị là kết cấu phân mảnh – dán ghép. Có thể nói, Thùy Dương đã tiếp cận và học hỏi được nhiều hình thức kết cấu mới mẻ nhằm đổi mới phương thức tự sự của tiểu thuyết. Ngoài ra, kết cấu tâm lí – tình huống và bổ thuật cũng được chị sử dụng khá hiệu quả. Về mặt không gian, tiểu thuyết của Thùy Dương nổi bật không gian tâm linh, không gian đô thị hiện đại và không gian đất nước những ngày xưa cũ. Sự kết hợp của ba hình thức không gian không chỉ làm cho bạn đọc có được những hình dung đầy đủ hơn về những thay đổi của đất nước qua thời gian mà còn gợi ra những vấn đề của xã hội đương đại (vấn đề văn hóa đô thị, vấn đề tâm linh…). Gắn liền với các hình

thức không gian đó là thời gian tâm lý, thời gian đồng hiện đan cài nhau nhằm góp phần thể hiện sống động hơn thế giới tinh thần đầy phức tạp của con người.

Chương 4

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 90 - 92)