0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 55 -59 )

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật

Miêu tả hành động nhân vật là một trong những con đường giúp bộc lộ tính cách của nhân vật. Thông qua các hành động được miêu tả, người đọc có thể thấy được những đặc điểm tâm lý, tính cách của nhân vật. Hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện.

Tiểu thuyết của Thùy Dương thể hiện cho ý thức nữ quyền rất rõ nên tiểu thuyết sẽ tập trung nhấn mạnh những hành động không chỉ thể hiện sự nữ tính của người phụ nữ (hành động, cử chỉ thể hiện sự yêu thương, vuốt ve, chiều chuộng…) mà còn có những hành động thể hiện sự quyết đoán, quyết liệt, mạnh mẽ của người phụ nữ. Đầu tiên, trong tiểu thuyết của mình, Thùy Dương đặc biệt chăm chút miêu tả những hành động nhỏ nhặt, thường ngày nhưng lại thể hiện cho sự bình dị, vị tha của người phụ nữ. Trong Thức giấc, hình tượng nhân vật người mẹ anh Cả là hình ảnh một người mẹ nuôi con một mình, chỉ mong sao con mình khôn lớn và cảm thấy không hổ thẹn với cha nó. Bà luôn làm mọi thứ âm thầm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng. Ngay cách nói chuyện của bà cũng từ tốn, nhẹ nhàng, không bao giờ quát tháo, nói nhanh hay tỏ vẻ mệt mỏi. Những hành động của bà hay được tái hiện là cảnh ngồi làm việc, nấu nướng. Nó cho thấy đây là một người mẹ nông dân thuần phác, đôn hậu, rất mực yêu chồng, thương con. Khi Yên Thao biết chồng mình có người khác, trong đau khổ và tuyệt vọng, cô đã cùng anh Cả về quê thăm bà. Ở đó, mẹ anh Cả đã giúp Yên Thao nhìn nhận cuộc sống với nhiều hy vọng để cô vượt qua lúc đau buồn này. Cả cuộc đời của bà sống vì chồng không muốn làm ảnh hưởng đến danh tiếng ông ấy và sống với niềm tin "U chẳng lấy ai chỉ để chờ một ông già về nói với u mấy câu thông cảm!" [7, 246]. Với bà "một ngày tựa mạn thuyền rồng còn hơn chín kiếp nằm trong thuyền chài" [7, 246]. Tất

cả tình cảm, cuộc sống của bà khiến Yên Thao xúc động "Tôi khóc vì bà, vì tôi hay vì tất cả những mối tình lỡ dở" [7, 247].

Trong Nhân gian, hình ảnh người mẹ của liệt sỹ Hoàng cũng được xây dựng với những hành động thiên về tình thương con. Bà vẫn chờ Hoàng về trong vô vọng, vẫn ôm ảnh con, không tin vào tờ giấy báo tử. Chỉ hành động nhỏ ấy thôi nhưng cho thấy bà là một người hết lòng vì con cái, Tình thương con của bà là vô bờ, là cả cuộc đời dành cho con ngay cả khi đứa con ấy không còn nữa. Khi Hoàng đã hy sinh cũng là lúc đau thương lớn nhất đối với bà. Lúc người ta đọc giấy báo tử mà bà vẫn khẳng định "Các ông các bà nhầm rồi. Con tôi còn sống. Rồi nó sẽ về…". [8, 33]. Vì thế. hơn hai mươi năm trôi đi, người mẹ già vẫn không tin tôi đã chết, vẫn mong cái ngày tôi quay về, ngóng đợi tin con. Nỗi đau mất con của người mẹ khiến linh hồn Hoàng dõi theo đầy đau xót. Khi anh trai Hoàng đang đi tìm mộ của Hoàng, bàhy vọng sẽ tìm được mộ của con để khi về nơi chín suối bà mới được thanh thản.

Hay trong Chân trần, hình ảnh cụ Ca – một người mẹ, người vợ trong một gia đình danh tiếng thời phong kiến đã xót thương những đứa con riêng của chồng mình khi chúng bị bà cả cho làm con nuôi. Bà được tái hiện với nhiều hành động chăm chút cho gia đình, tuy nhiên hành động tìm lại con riêng của chồng thì thực gây xúc động. Tình cảm của cụ dành cho hai đứa trẻ (Huệ, Huy – con bà hai) là tình cảm thương yêu của người mẹ dành cho con mình. Cụ đã tìm mọi cách để chuộc lại hai đứa con riêng mà trước đây chúng đã bị cho một gia đình nông dân làm con nuôi. Mặc dù không phải con của mình nhưng cụ nghĩ vẫn yêu thương, chăm sóc chúng, bởi cụ nghĩ: “Không dứt ruột đẻ ra chúng nó nhưng khác chi con ruột, có chăng tình cảm sớt đi một chút thôi. Dòng máu của ông ấy, dòng tộc nhà này…” [9, 55]. Khi gặp hai đứa bé, bà vuốt tóc chúng, tâm sự với chúng về gốc gác gia đình, cho chúng quà. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương thực sự. Sau này, không đưa được hai đứa về lại nhà, chứng kiến chúng thành những đứa trẻ

nhà quê thất học, cụ đã rơi nước mắt mà than trời. Người vợ anh lính ngụy trong

Nhân gian cũng vậy. Là mộtphụ nữ thôn quê, chồng chết vì chiến tranh, chị tần tảo gánh đồ khô góc chợ nuôi con và mẹ chồng già yếu. Có rất nhiều người làm mối cho chị đi bước nữa nhưng chị không nghĩđến mà ở vậy nuôi con với ước muốn mong con lớn gom góp được chút vốn làm lộ phí đi tìm nắm xương của chồng. Với chị, tình yêu thương chồng con là trên hết, sẵn sàng hy sinh bản thân vì gia đình, sống son sắt, thủy chung.

Đồng thời, trong sáng tác của Thùy Dương, ta thấy khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường nhấn mạnh tới những hành động thể hiện ý chí vượt lên trên hoàn cảnh. Chọn phụ nữ là nhân vật chính trong tác phẩm của mình, Thùy Dương kể tiếp cuộc đời của những người đàn bà Việt Nam từng chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh cũng như trong cuộc sống thời bình nhưng họ đã vượt lên, thể hiện chính mình. Đó là hình ảnh những thân phận đàn bà không nghề nghiệp nghèo túng, bất hạnh; những người công chức nhà nước phải bươn trải để có công việc ổn định và những người rất giỏi kinh doanh,…nhưng không mấy khi, ta thấy họ gục ngã và đầu hàng số phận. Ví dụ qua Thức giấc, ta thấy hai hình ảnh người bà. Thành công trên con đường sự nghiệp của Yên Thao chính là nhờ có một người bà, người mẹ như vậy. Cái khí chất mạnh mẽ, can trường của những người đàn bà Việt Nam - những người gìn giữ ngọn lửa để trao truyền cho các thế hệ sau. Bà đều vượt lên chính mình và vững tin vào tương lai tươi sáng. Yên Thao phấn đấu trên con đường sự nghiệp của mình cũng là nhờ có bà nội - một người nề nếp, gia phong, biết lo toan cho cuộc sống của gia đình. Với bà "Đời nào chẳng thế. Việc to việc lớn, bà không lo thì ai lo. Lo hết đời bố mẹ chúng mày, đời chúng mày rồi đến đời con cháu, chút chít chúng mày chứ..." [7, 68]. Bà lo mọi việc trong gia đình như: việc bà quan hệ với người có quyền lực để có cơ hội cho Yên Thao vào học trường nào, chu cất mọi việc trong đám tang của cậu em đến việc lo duy trì nòi giống cho dòng tộc,… Dù sống trong thời bao cấp, gia đình khó khăn bà làm mọi việc để con cháu đỡ khổ, bà đi buôn từ những cân thịt theo tem

phiếu, nuôi lợn để cải thiện cuộc sống, rồi mở lò làm bánh quy, vừa có thu nhập lại tạo được công ăn việc làm cho những người họ hàng ở quê. Những việc làm của bà gom góp lại để mà sau này khi cần tiền, chính những sự tiết kiệm chi chút ấy đã giúp cả gia đình qua đợt khó khăn. Đến khi bà có tuổi, bà bị tai biến nhưng vẫn không chịu ngồi yên, bà mở quán nước đế có thêm đồng ra đồng vào phụ giúp con cháu.

Thùy Dương còn muốn nhấn mạnh tới sự khéo léo và giỏi kinh doanh của phụ nữ. Đó là những biệt tài của mỗi người phụ nữ trên con đường mưu sinh của mình. Sự khéo léo ở đây được thể hiện trong mọi lĩnh vực. Kế tiếp truyền thống của bà nội, Yên Thao - một cô gái trẻ đã biết trang bị cho mình những kiến thức cơ bản học được từ chính người bà. Ngay từ lúc còn là một đứa trẻ, cô đã theo bà đi buôn; đến khi bà mở lò bánh, chính Yên Thao làm kế toán cho bà. Vì thế cô không chỉ thành đạt trong công việc mà còn rất giỏi kinh doanh. Lớn lên, cô tự buôn bán. Đầu tiên là khi Yên Thao học đại học, cuộc sống sinh viên khó khăn, Yên Thao cùng bạn mình là Thu Ba đã biết buôn hàng ngoại từ Hải Phòng về Hà Nội bán. Cô thấy mình cứ xoáy theo vòng xoáy của thị trường. Sau đó, cô làm bất động sản bởi cô thích ngắm những ngôi nhà đẹp, thích thiết kế cho nó những không gian bắt mắt. Khi thì cô mua được mảnh đất đẹp rồi lại bán, miễn là có lãi. Khi thì cô lại mua đất và nhờ cậu xây cho những ngôi nhà đẹp, ai thích cô cũng bán. Cứ như vậy, từ mảnh đất này đến ngôi nhà khác không biết bao lần cô mua rồi lại chuyển nhượng. Năm hai mươi bảy tuổi, Yên Thao đã có một gia tài trong tay: có nhà, có công việc ổn định và thành lập công ty riêng tại Hà Nội. Từ một cô sinh viên còn chưa quen đất Hà Nội, Yên Thao đã vượt lên hoàn cảnh cá nhân để tạo dựng cho mình một cuộc sống đầy đủ, ổn định. Chẳng vậy mà Yên khi gặp công to việc lớn, cần sức vóc của đàn ông giúp thì cô lại thất vọng trước thái độ của họ "…những lúc khó khăn mới lộ cái hèn của lão ta. Mà cái lũđàn ông chết giẫm ở cái nhà máy này, biết bọn nó sai phạm như thế mà cứ nhắm mắt làm ngơ, không thằng nào dám đứng ra đấu tranh. Đàn ông giờ còn không hay chết hết cả

rồi, còn toàn một lũđàn ông mặc váy hở giời?" [8, 127] và chính Yên cũng ước muốn "…giá tôi là đàn ông thì hay hơn. Đổi cho lão chồng làm vợ…" [8, 195]. Điều này chính Thảo - bạn của cô cũng đánh giá tài năng của cô "…Xin cậu đi, làm đàn bà như cậu lại hay hơn đấy…Đàn bà có thế của đàn bà chứ, chấp gì mấy thằng đàn ông chỉ giỏi mưu mô xảo trá chứ óc bé như con ruồi" [8, 195]. Và tài năng của Yên cũng được Kỳ Thanh khẳng định "…bạn chị dạo này làm ăn phát đạt lắm,giao ruộng nhiềungườigiúpđỡ…" và Thảo cũng thấy"…chen được chân về Hà Nội đã giỏi lại còn trèo vào được giới làm ăn tai mắt của thủ đô, nơi mà toàn những kẻ ghê gớm chỉ muốn trèo lên đầu lên cổ thiên hạ thì quả là quá giỏi giang còn gì" Kỳ Thanh gật đầu "công nhận là giỏi. Em còn nhờ chị ấy kéo khách cho nữa cơ đấy" [8, 275-276]. Xã hội càng tân tiến, càng hiện đại, người phụ nữ càng phải biết phát huy vai trò của mình trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình. Với bản lĩnh và tài năng của mình, họ luôn có vị trí quan trọng trong mọi thời đại.

Nhân vật Mai Vĩ trong Nhân gian cũng vậy. Cô là một người con gái hiện đại và rất giỏi trong kinh doanh, chính cô cũng tự khẳng định khả năng của mình "…tao lại thấy mình có năng khiếu ngoại giao mới chết chứ. Cửa nào đi cũng lọt. Thấy tao đến là tay bắt mặt mừng - Các anh các chú ấy - nên mọi việc trơn tru trót lọt. Bố tao bảo - con làm tốt, cứ thế mà phát huy" [8, 112]. Tài năng của Mai Vĩ như thiên tính bẩm sinh của người phụ nữ: nhạy bén, tinh tế, giải quyết công việc nhanh chóng vì vậy, cô làm việc gì cũng nhanh chóng và thành công. Đây cũng là nét tính cách nổi trội của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Họ tự tin vào khả năng và bản lĩnh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 55 -59 )

×