Giọng điệu dí dỏm, hài hước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 106 - 108)

6. Kết cấu luận văn

4.2.3.Giọng điệu dí dỏm, hài hước

Bên cạnh giọng điệu mỉa mai, châm biếm và giọng điệu đồng cảm, xót xa, trong tiểu thuyết của Thùy Dương còn có giọng điệu dí dỏm, hài hước mang chút nhẹ nhàng, hóm hỉnh, tươi vui. Tiếng cười ở đây toát lên từ những câu chuyện đời thường trong cuộc sống nhưng ẩn chứa trong đó là một vấn đề nhân sinh. Với con mắt tinh nhạy và tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống đời thường, nhà văn đã chuyển tải mọi buồn vui, hay dở của cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, đáng yêu của nó.

Nhân gian, giọng điệu hài hước pha chút sắc thái phê phán nhẹ nhàng được thể hiện qua lời của linh hồn Hoàng về sự thay đổi của làng xóm: "Cả làng như đổi đời. Nhà nhà chia đất cho con xây lên tầng hết lượt, ngõ nhỏ đổ bê tông cứ y như phố làng, trẻ con phóng xe máy vèo vèo đâm chết bốn, năm người đi bộ không kịp tránh. Nam thanh nữ tú đua nhau sắm di động, chưa ra khỏi nhà đã a lố a lô rộn cả tai. Chủ tịch huyện có biệt thự to đùng ngay sau khi dự án vừa khởi

công, con trai cũng tấp tểnh ra nước ngoài nhưng học đến hai năm chưa xong dự bị đại học" [8, 253]. Dù là cảm nhận của người âm về cõi nhân gian nhưng qua những miêu tả về hiện thực cuộc sống đó ta thấy được giọng điệu khôi hài đầy chất lính trong cách nói, trong sự nhìn nhận về những thay đổi của cuộc sống.

Trong Nhân gian, giọng điệu hóm hỉnh, khôi hài còn được thể hiện trong rất nhiều tình huống. Ví dụ như, trrong lúc bị nước ngập khiến làn xe không thể di chuyển được, cô gái trả đã cố cho xe của mình vượt lên, khiến chàng trai đi cùng phải buột miệng kêu lên: "mẹ trẻ muốn lên nóc tủ buôn hoa quả à?" [8, 95]. Yếu tố gây cười trong lời nói của anh chàng chính là cụm từ " lên nóc tủ buôn hoa quả" - đồng nghĩa với cái chết khi cô cố tình vượt ẩu. Một thái độ phê phán nhẹ nhàng bao chứa trong đó cả một lời bông đùa khiến cho câu văn trở nên hài hước, dí dỏm hơn. Hay đúng vào mùa mưa ngập lụt thì đài lại phát một ca khúc châm biếm từng lời từng chữ của bài hát "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" để giễu nhại tình trạng lụt ở Hà Nội: "Hà Nội mùa này phố cũng như sông - cái rét đầu đông, chân em thâm thâm trong nước lạnh - Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố - Đường cổ ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng…Hà Nội mùa này chiều không có nắng - Phố vắng nước lên thành con sông - Quán cóc nước dâng ngập qua mông - Hồ Tây, giờ không thấy bờ - Hà nội mùa này lòng bao đau đớn…" [8, 97-98]. Sự thay đổi ấy tạo nên yếu tố hài hước, dí dỏm, đầy ngộ nghĩnh.

Giọng điệu này cũng hay được dành cho giới nhà báo. Những nhà báo nói chuyện với nhau bằng ngôn từ dung dị, phóng khoáng. Họ sẵn sàng trêu chọc nhau bằng những chuyện hài làm cả đám nhà báo cười ngặt nghẽo, rung cả phòng: “Trong khu rừng kia có con khỉ vô cùng dâm đãng. Cả bầy khỉ cái, cả những con khác trong rừng đều bị nó xơi tái nhiều lần. Một hôm nó lên cơn mà không hiểu các con cái trong rừng trốn đâu sạch. Nó sục sạo khắp nơi, chỉ thấy một con cọp đang uống nước. Bí quá, nó đành chơi chiến thuật du kích, hiếp luôn con cọp và

biến rất nhanh. Cọp lồng lộn đi tìm. Tới bìa rừng, gặp con khỉ đang giương mục kỉnh đọc báo (chính là con khỉ láu cá kia), cọp hỏi:

- Mày có thấy con khỉ dâm đãng đâu không?

- Có phải con khỉ vừa mới chơi con cọp không?

Nó hỏi như là phản ứng tức thời nhưng con cọp nghe thấy vôi cúp đuôi chạy mất, mặt đỏ bừng tức tối.

- Tiên sư cái bọn làm báo. Vừa đây mà đã lên báo rồi!

Ngay cả những con người bình dân cũng được miêu tả bằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh. Trong tiểu thuyết Chân trần, người đọc còn biết đến một bức thư mà người vợ ít chữ gửi cho chồng đi bộ đội với tất cả tình cảm và tấm lòng chân thật: "…Từ ngày anh đi mấy mẹ con em ở nhà vẫn khỏe, con chó vện nhà mình vừa đẻ được năm con, mặt con nào con nấy tròn vạnh như mặt anh vậy. Anh về chơi cả mẹ cả con, cả nhà cả chó đều mừng. Thôi thư ngắn tình dài, chúc anh giấc ngủ ngàn thu" [9, 89]. Đọc đến đây, người đọc như phá lên cười bởi những lời nói vừa chân thật, vừa bông đùa, trêu chọc của người vợ viết cho chồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của thùy dương (Trang 106 - 108)