0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Không gian xã hội hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 80 -84 )

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Không gian xã hội hiện đại

Đối lập với không gian xã hội xưa cũ là không gian hiện đại – không gian đô thị. Đô thị Việt Nam hiện đại hiện lên qua những trang viết của Thùy Dương là không gian đô thị đang trong quá trình kiến tạo, phát triển và chínhvì thế mà nó luôn chứa đựng trong đó sự phức tạp, ngổn ngang Nếu những trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ mang tới không gian trống trải, không màu sắc, chộn rộn người và xe thì Thùy Dương lại mang tới một hình dung về không gian xã hội hiện đại nhộn nhịp, xô bồ, hiện đại, nhiều hấp dẫn mà cũng nhiều xót xa tiếc

nuối. Ở đó, Thùy Dương đã vận dụng lối viết khách quan biến tiểu thuyết thành những mảng màu chân thực đan dệt nên bức chân dung tinh thần của tầng lớp thị dân.

Trong Thức giấc, quá trình đô thi hóa diễn ra nhanh lẹ dưới cái nhìn của Yên Thao – một người kinh doanh bất động sản thành công. Bất kì chỗ đất nào ra tiền đều không lọt khỏi tầm ngắm của cô. Dưới mắt Yên Thao, đó là một không gian xã hội đô thị đang trong quá trình xây dựng, thay da đổi thịt không ngừng để mang lại cho mình những dáng vẻ mới. Đây là một miếng đất chị mới mua: “đất sáu mươi ba mét vuông, chiều ngang bảy mét, dài gần chín mét. Cậu bảo đất vuông vừa dễ thiết kế vừa đẹp, ngõ gần đường đôi đẹp nhất thành phố. Oto nhỏ vào tần cửa. Cửa sổ rộng hết cỡ, hoa sắt trắng ngà điệp màu tường. Tôi bao giờ cũng thích cửa sổ rộng. Lùi một chút làm sân, căn nhà có hình thước thợ. Cậu bảo chật một tí nhưng khách đến chơi có chỗ để xe, vừa riêng biệt vừa kín đáo. Cổng sắt màu lá bàng già. Ai qua cũng khen căn nhà chắc chắn, đẹp mà hợp lí”[7, 156].

Không chỉ dừng lại ở những căn nhà nhỏ hẹp, tiện nghi, chắc chắn, không gian đô thị hiện đại còn gắn liền với những tòa nhà lớn“Vô tình qua phố Liễu Giai thấy có khoảng đất rộng, cỏ tốt tơi bời, một xưởng chế biến hóa mĩ phẩm gì đó với dăm ba công nhân rửa chai lọ uể oải. Tôi dừng phắt xe. Quay ra hai mặt phố, rộng phải tới hơn một ngàn mét vuông, miếng đất đẹp như khoanh giò lụa. Chẳng ai dòm ngó gì thì thật lạ. Tôi phác ngay trong óc – xây một tòa nhà văn phòng năm tầng quay ra mặt phố Linh Lang. Phía phố bên kia chia đủ bảy tám lô đất làm nhà liền kề”[7, 168]. Và đặc biệt, rất nhanh sau đó, khoảng đất trống ấy bỗng chốc hóa thân thành một khu phố buôn bán sầm uất với những tòa nhà cao ốc. Không gian đô thị hiện đại đã mở ra cho nhân vật những cơ hội đổi đời, khiến Yên Thao nhanh chóng trở lên giàu có nhờ số tiền bội thu từ việc buôn bán bất động sản. Tiếp đó, Yên Thao đã đầu tư xây cả khu công nghiệp lớn làm thay đổi cả bộ mặt của thành phố. Sự nghiệp đi

lên của chị đi song hành với sự đô thị hóa của đất nước và sự thức thời của một bộ phận người Việt.

Ta cũng có thể thấy sự chuyển mình của không gian đô thị qua Nhân gian. Đó là cõi nhân gian xa xỉ, hiện đại trong sự tiếp cận văn hóa nước ngoài song cũng đầy chộn rộn, xáo động, thậm chí là hỗn tạp và bất ancủa một xã hội đang phải mày mò tìm kiếm cho mình những giá trị chuẩn mực. Khi xây dựng cuộc sống của con gái ông phó chủ tịch tỉnh, tác giả đã đặt cô ở chốn phồn hoa bậc nhất, đó là Hà Nội. Cứ là con ông cháu cha thì học xong kiểu gì cũng ở lại Hà Nội với một cuộc sống dư dả do bố mẹ chu cấp. Vì thế, xoay quanh cô là mua sắm, là đồ hiệu. Đồ ăn mặc của cô là cả một bộ sưu tập những nhãn mác hàng hóa tiêu dùng xa xỉ trên thế giới được bày ra, được nhắc đến với một mức độ đậm đặc của những thương hiệu ngoại nhập: Armani, Jimmy Choo, Hermes, Gucci, Chanel, Valentino, Kenzo, Louis Vuiton, Burberry, Escada.... Các cô gái ở đây sùng bái hàng hiệu xa xỉ như một lẽ thường tình của xã hội thời hội nhập – coi tất cả những thứ đó như một phương tiện để thể hiện mình, để khẳng định giá trị của cá nhân qua giá trị của đồ vật. Vật chất trở thành thứ đại diện cho cuộc sống mới và quyền lực thành thứ mọi người đua chen để có tiền.

Rõ ràng, khi đặt bức tranh không gian xã hội hiện đại bên cạnh bức tranh xã hội thời xưa cũ, chúng ta đã nhận thấy sự thay da đổi thịt của đất nước và con người Việt Nam. Sự khác biệt ấy không chỉ đặc trưng bởi giá trị vật chất mà còn là đời sống tinh thần của các nhân vật. Không gian sặc mùi tử khí với những con người vật vờ như những bóng ma giờ đây nhường chỗ cho những không gian sang trọng với những “bát phở đầy tú hụ với thịt đùi đen, trứng trần rồi có khi rẽ sang Highland Coffe uống một cốc nước hoa quả hoay Capuccino rồi mới đủng đẳng về văn phòng” [8, 25].

Tuy nhiên, bằng sự nhạy cảm nữ giới, Thùy Dương không tô vẽ cho không gian hiện đại ấy với tất cả những nét hào nhoáng của một cuộc sống giàu sang mà

đâu đó lại là một không gian chứa chất những xáo động, bất an, những mặt trái của một xã hội thời hiện đại. Chỉ mưa một chút là thủ đô đã ngập như lời một bài hát tếu: “Hà Nội mùa này phố cũng như sông. Cái rét đầu đông, chân em thâm thâm trong nước lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố. Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng. Hà Nội mùa này chiều không có nắng. Phố vắng nước lên thành con sông. Quán cóc nước dâng ngập qua mông. Hồ Tây giờ không thấy bờ…” [8, 98]. Tầng hầm chung cư ngập đầy nước, xe máy chết cả đống, siêu thị hết sạch rau,…mà chẳng ai kịp trở tay. Tất cả đều phải sống chung với lũ, phải quen với một đô thị quá đông mà cơ sở hạ tầng thì quá kém. Rồi ở đó, cuộc sống người dân nhiều điều bất an. Bọn nghiện hút đầy rẫy, cứ hở ra cái gì là mất. Ngay con chó của Kì Thanh, không để ý là cũng ra đi. Thế mà Thảo vẫn phải chua xót: “họp tổ dân phố, ông tổ trưởng vẫn bênh vực mấy nhà có con nghiện – toàn gia đình cán bộ tử tế, chẳng may có thằng con ra xã hội rồi nghiện ngập. Nó là tệ nạn xã hội đấy chứ. Mà nó mới chỉ lấy trộm đồ nhà chứ chưa lấy trộm đồ nhà hàng xóm. Ta mà loại họ ra khỏi gia đình văn hóa thì thì tổ ta chỉ chưa được đầy tám mươi phần trăm – kém nhất khu à…Vậy mà tổ im lặng. Ai cũng thấy sờ sợ rằng một ngày nào đó cái tệ nạn xã hội ấy nó nhảy vào nhà mình”[8, 50]. Đặc biệt hơn, đó là cuộc sống của giới quan chức gắn liền với cả một thế giới vừa sục sôi vừa căng thẳng bởi những âm mưu, những thủ đoạn tranh giành quyền lực. Nhìn từ con mắt của cô gái con ông phó chủ tịch tỉnh - người có may mắn được hưởng một nền giáo dục căn bản dựa trên sự tôn trọng cá nhân và những nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, cái thế giới hiện ra dưới mắt cô thật đáng ngờ, thật tàn nhẫn. Đôi lúc trong tiểu thuyết, Thùy Dương cũng xây dựng những không gian mơ mộng của một Hà Nội thật đẹp, nhất là trong cảm thức của cô con gái vị phó chủ tịch: “Dù không sinh ra ở đây, không được tự hào là dân Hà Nội song tôi chót yêu thành phố này. Yêu làn sương mờ bảng lảng hồ Tây, yêu những đóa sen hồng hồ Tây đầu hạ, yêu những chiếc xe đạp chở hoa từ ngoại ô vào thành phố - rực rỡ sắc màu và thơm mùi sương sớm, yêu khu nhà tôi ở, đường thênh thang hai làn

trật tự”[8, 98]. Tuy nhiên vì đặt trong cả hỗn hợp đầy đặc những sự lộn xộn nên chút thơ mộng này lại thành nhỏ bé, đáng thương; giống như tình yêu tinh khiết của cô gái trẻ lại thành thứ bị chà đạp. Không gian này phản ánh cái nhìn của nhân vật về xã hội hiện đại đầy bất an một xã hội đang phải mày mò tìm kiếm cho mình những giá trị chuẩn mực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 80 -84 )

×