0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghệ thuật khắc họa tâm lýnhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 59 -59 )

6. Kết cấu luận văn

2.2.3. Nghệ thuật khắc họa tâm lýnhân vật

Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật là một yếu tố có vai trò quan trọng góp phần mang lại không chỉ sức sống cho nhân vật mà còn là yếu tố chi phối đến sức hấp dẫn, sự thành công của tiểu thuyết. Coi trọng việc đi sâu miêu tả con người

với những đau đớn, giằng xé trong bi kịch tình yêu, hôn nhân và cả những nỗi cô đơn bản thể, với ưu thế nhạy cảm của một nhà văn nữ, Thùy Dương đã sử dụng khá thành công những thủ pháp nghệ thuật nhằm miêu tả, khắc họa tâm lý nhân vật với các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc từng trải qua cuộc đời mình. Có thể kể đến trước hết là thủ pháp độc thoại.

Trong những tác phẩm của mình, Thùy Dương đã sử dụng khá phổ biến hình thức độc thoại để miêu tả tâm lý nhân vật. Độc thoại – một hình thức ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ độc thoại – ngôn ngữ không thành tiếng), là sự thể hiện lời nói trước hết hướng đến bản thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại, gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được cả ý thức, lẫn vô thức của nhân vật. Biện pháp độc thoại để đi sâu vào phần nội tâm sâu kín của nhân vật, diễn đạt những giằng xé, dằn vặt của nhân vật trước biến cố cuộc đời, tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu lắng. Độc thoại như là sự giải toả tâm trạng, nhân vật thường đặt câu hỏi cho chính bản thân mình. Khảo sát trong tiểu thuyết của Thùy Dương, chúng ta có thể thấy hình thức tự bạch, đối thoại với người vắng mặt xuất hiện khá phổ biến trong các tiểu thuyết.

Hình thức đắc dụng đầu tiên là tự bạch. Tự bạch là hình thức nhân vật tự nói về mình. Trong Thức giấc, Yên Thao đã có rất nhiều đoạn tự bạch. Ví như đoạn về quê, nghe mẹ anh Cả kể lại câu chuyện đời mình, cô đã bộc lộ những suy nghĩ vừa bất ngờ vừa thán phục: “hóa ra tình yêu của bà dai dẳng và lạ lùng đến thế. Tôi – ngoài sự định liệu của mình, chảy dài hai dòng nước mắt. Tôi khóc vì bà, vì tôi hay tất cả những mối tình lỡ dở?” “Tôi chẳng thấy xấu hổ cũng chẳng nghĩ sẽ làm gì. Chỉ biết mình được khóc không cần giữ gìn, được nói, được chia sẻ với một bà nông dân chất phác cách đây hơn một ngày còn hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Mùi âm ấm cay cay từ bà choàng lấy tôi.” [7, 247, 248]. Ở những đoạn này, tâm lí nhân vật trong tác phẩm của Thùy Dương thường đi theo hướng tự nhận

thức. Những con người trên mỗi trang viết của chị mang một trạng thái suy tư, nghĩ nhiều hơn nói. Họ là những người có khả năng chiêm nghiệm, nhận biết lý giải về chính bản thân mình và về những người xung quanh. Hay trong đoạn nghĩ tới việc ngoại tình của chồng, trong lòng Yên Thao lúc nào cũng đầy đau đớn, chị đã phải tự xoa dịu cho nỗi đau của chính mình bằng những lời tự bạch: “Tôi cố ghìm mấy lần mà chưa ghìm nổi. Biết là nếu buông xuôi mình có thể tự thể chìm nghỉm luôn trong cơn tự hành hạ mình. Tự thương thân mình. Nghe tiếng Mùi lách cách mở cửa phòng, tôi như chết đuối vớ được cọc….Có giấc mơ nào len lén đến. Không rõ ràng nhưng bóp nghẹt trái tim tôi. Không biết là bao lâu rồi. Có tiếng đập cửa gấp gáp, tiếng gọi hổn hển. Tôi chợt bừng tỉnh. Khi nhận ra đó chỉ là giấc mơ vừa qua, lòng bỗng thắt lại vì nỗi nhớ nhà nhớ mẹ.” [7, 264].

Trong Nhân gian, cô gái trẻ cũng tự bộc lộ nỗi đau đớn của mình sau khi biết mình không giữ được thai do chính mẹ đẻ mình cho uống thuốc phá thai. Cũng là những lời tự bạch đầy đau đớn giống Yên Thảo song nó còn mang sự hoang mang như có tội; “Trong tôi chợt quặn thắt. Nhưng hôm nay không phải hôm qua, là tháng trước hay mấy tháng trước. Hôm nay tôi đi trên con phố quen thuộc với một nỗi đau, một tội ác dã man bí mật sắp xảy ra…Đột nhiên qua lớp mây xam xám đang bao quanh thành phố tôi chập chờn nhìn thấy những hình ảnh gớm ghiếc và như trĩu nặng những âm mưu thâm độc. Hai cánh tay tôi đột nhiên lạnh buốt và cứng đờ.” [8,249]. Ở đây, trạng thái tâm lý cô đơn của con người được thể hiện khá rõ. Bằng trực cảm của một người phụ nữ, nhà văn Thùy Dương đã đi vào khám phá các phương diện khác nhau của sự cô đơn như tâm trạng thường gặp của các nhân vật trong truyện ngắn của chị.

Tiếp đó là đối thoại với người vắng mặt. Một cách thể hiện nhân vật cô đơn của riêng Thùy Dương là sử dụng đối thoại một chiều như một cách nói về tâm trạng của nhân vật. Chị để nhân vật thể hiện nỗi cô đơn sâu kín của mình với người khác, nhưng không thấy sự đáp lời của người nghe.

Trong Nhân gian, giây phút phải phá thai, lòng cô gái trẻ đau đớn, cô đã đối thoại với đứa con như mong sự thông cảm: “Tôi hôm nay không khóc nổi – chỉ thầm gọi đứa con trong dạ sẽ chết khi chưa kịp chào đời – Hãy tha thứ cho mẹ!”. Rồi cô như muốn tâm sự với tất cả với những người xung quanh khi liên tục đặt ra câu hỏi: “Có ai trên con đường này biết tôi đang mang nỗi bất hạnh khủng khiếp đến thế? Người đạp xích lô hay người bán hoa kia nếu họ biết? Sẽ thương cảm hay bất bình thay tôi?” [8, 249].

Tương tự như Nhân gian, trong Thức giấc, Yên Thao không ít lần muốn nói hẳn những lời mắng chửi người chồng song cô nghẹn lời, không thốt được thành tiếng. Nỗi đau đè nặng trái tim, cô chỉ còn biết độc thoại với chính mình. Cô nói một mình nhưng hướng về chồng: “Anh vẫn lo cho con bé. Chứ không phải là tôi. Rồi nghiến răng vì cơn đau lại đến, tôi bụng bảo dạ - Thì đã bao giờ mình muốn hòa hoãn làm lành đâu. Máu nóng bốc lên đầu. Một cơn hận trào ngược – chính anh đã làm hỏng tất cả. Không gì có thể trở lại như xưa. Tại anh ta. Tại anh ta hết.” [7,297]. Việc đối thoại với người vắng mặt thực ra cũng là cách thức để tái hiện sự cô đơn.

Bằng khả năng nắm bắt những biến chuyển tinh vi trong đời sống con người, Thùy Dương đã lý giải một thực tế tinh thần của con người trong đời sống xã hội hiện đại. Thế giới nội tâm con người luôn ẩn chứa những yếu tố bất ngờ, bí ẩn. Nỗi cô đơn không chỉ đến khi nhân vật lẻ loi một mình mà còn hiện hữu ngay cả khi nhân vật đang ở trong chính ngôi nhà, tổ ấm của mình. Bởi sự nhận thức về nỗi cô đơn như một trạng thái tâm lý thường gặp của người phụ nữ trong xã hội hiện đại thì nên trong tiểu thuyết của Thùy Dương, nỗi cô đơn cứ thường trực, trở đi trở lại trong nhiều tiểu thuyết. Chị hướng ngòi bút vào số phận những người đàn bà đi suốt cuộc đời vẫn không tìm thấy một nơi trú ngụ tinh thần. Sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức cũng hay được sử dụng, tất cả cùng đồng hiện, vừa bổ sung cho nhau vừa mang tính đối lập giữa hồi ức và tưởng tượng,

quá khứ và hiện tại. Từ đó, Thùy Dương khám phá tận cùng tinh thần của nhân vật. Trong Thức giấc, Thùy Dương hay đan lồng ý thức và tiềm thức ở nhân vật Yên Thao. Tiềm thức và cũng là điểm yếu nhất của Yên Thao là những kỉ niệm của cô với người chồng. Những giây phút gần gũi giữa hai người đã đi sâu vào tiềm thức của cô và gợi dậy bất kì lúc nào. Dù đang mua hoa, mở cửa, đang bước đi, cô vẫn mường tượng ra cảnh ái ân của hai người: “Tôi cầm bó hoa cuốn kín trong lần giấy báo, lòng vui vui lững thững trên hè phố. Nếu có thêm giỏ thức ăn trên tay, tôi chẳng khác gì phần lớn những người đàn bà trên hè phố này đang vội vã trở về tổ ấm nấu những bữa ăn nóng sốt cho chồng con. Không, thì mình cũng có khác gì đâu. Sẽ cởi quần áo, tìm trong tủ cũ một cái quần và áo ba lỗ của Nghi rồi lau chùi, dọn dẹp căn phòng…Tối nay hoặc cả đêm nay hai đứa sẽ bên nhau trong căn phòng ấy. Nghi sẽ chà khuôn mặt lởm chởm râu và hàng lông mày rậm rạp của anh vào ngực mình. Nhột quá. Mình sẽ đẩy đầu anh ra. Sẽ còn nhột hơn nữa. Gương mặt anh lại ập vào…Phía dưới của tôi bỗng co thắt lại. Gần hai tuần chúng tôi chưa với nhau. Mà tôi thì đúng vào thời gian rụng trứng…Cánh cửa nhìn tôi và như đang toét miệng cười. Tôi có một thói quen hay một yếu điểm nhỉ - gắn bó với tất cả những gì đã đi qua cuộc đời mình. Bó hoa kẹp vào nách, tôi rút chìa xoay ổ khóa…Và hôm nay nhé, tôi sẽ đền bù cho anh thật nhiều…Chỉ nghĩ đến thế thôi, hai đầu vú tôi đã cương lên.” [7,234,235].

* Tiểu kết chương 2

Nhân vật trong tiểu thuyết của Thùy Dương là những con người đi ra từ cuộc sống và nó mang bi kịch của cuộc sống hiện đại. Thế giới nhân vật của chị khá phong phú: nhân vật tâm linh, nhân vật tự ý thức, nhân vật nữ cô đơn, bi kịch. Mỗi kiểu nhân vật được xây dựng bằng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau song đều thể hiện sự nhất quán trong quan niệm nghệ thuật về con người

của Thùy Dương. Đặc biệt, trong đó, kiểu nhân vật tâm linh không chỉ giúp nhà văn mở rộng bình diện khám phá con người, khám phá hiện thực cuộc sống độc đáo, chân thực mà còn đánh thẳng vào tâm lý, suy nghĩ của con người về sự tồn tại của cõi âm, về sự đồng cảm cần có dành cho những linh hồn nơi cõi âm. Hiểu thế giới nhân vật của Thùy Dương, người đọc sẽ hình dung đầy đủ về dòng chảy của cuộc sống hiện đại cũng như tâm lý, tính cách, số phận con người trong cuộc sống hôm nay.

Chương 3

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG 3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu

“Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng; các sự kiện và hành động; các phương thức trần thuật, chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc, các thủ pháp văn phong, các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoại đề trữ tình)…[28, tr.715-716]. Kết cấu là sự sắp xếp các chi tiết, yếu tố, sự kiện trong tác phẩm để tạo sự hấp dẫn và nhằm mục đích nghệ thuật nhất định. Do đó, kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát tư tưởng cảm xúc. Trong hành trình sáng tác, các nhà văn luôn “dày công” lựa chọn một hình thức kết cấu phù hợp nhất nhằm nêu bật đề tài, chủ đề, tăng cường sức tác động của nghệ thuật cũng như biểu đạt hiệu quả hơn nội dung tư tưởng tác phẩm. Với những nỗ lực trong hành trình sáng tạo, Thùy Dương đã không ngừng tìm kiếm để mang lại cho tiểu thuyết của mình những hình thức kết cấu phù hợp.

3.1.1. Kết cấu tình huống – tâm lí

Tiểu thuyết của Thùy Dương thường không thiên về những cốt truyện phức tạp, giàu kịch tính mà chủ yếu là sự đồng hiện của nhiều mảnh đời, nhiều cảnh ngộ. Vì thế mà hình thức kết cấu phổ biến nhất trong tiểu thuyết của Thùy Dương là kết cấu tình huống - tâm lý. Kết cấu tình huống – tâm lý là kiểu kết cấu được triển khai dựa trên tâm lý nhân vật với những giằng xé, dằn vặt nội tâm. Kiểu kết cấu truyện này giúp câu chuyện tổ chức theo mạch vận động của tâm lý nhân vật với những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,…Kết cấu truyện tâm lý thường lỏng lẻo về cốt truyện, khó có thể tìm thấy đầy đủ sự phát triển của các tình tiết nhưng nó lại phát huy tác dụng khi nhà văn muốn diễn tả thế giới nội tâm con người - một hiện thực đặc biệt, khó nắm bắt hơn rất nhiều.

Vì Thùy Dương là một nhà văn nữ, nên kết cấu tình huống – tâm lý trong tiểu thuyết của chị cũng phản ánh đậm nét dấu ấn sắc thái nữ giới (tình huống phát hiện chồng ngoại tình trong chính căn phòng của mình; tình huống – tâm lý đấu tranh nội tâm gay gắt khi “ông ăn chả, bà ăn nem” cùng những nếm trải đậm sắc

thái nữ tính phản ánh qua những đau đớn, dằn vặt của kiếp đàn bà. Thùy Dương tập trung khám phá những mạch sống tế vi trong tâm hồn người phụ nữ, trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội.

Chị có lối viết thật lạ, cái mà ta cứ ngỡ không có gì lại được dựng thành truyện. Ở đó, nhà văn đã chỉ ra nhiều trạng thái tâm lý, buồn vui, được mất của con người. Với lối viết dựa vào dòng ý thức, truyện không thiên về cốt truyện mà thường được khai thác ở ý nghĩ nhân vật. Đằng sau lối kể chuyện tự nhiên, là những quan niệm và lối sống của cá nhân. Mỗi tác phẩm kết nối vô số những tâm lý – tình huống, ở đó cứ le lói những khát khao được sống một cuộc sống đời thường, được gặp người quen cũ, được mơ, được yêu… nhưng tất cả không trở thành hiện thực. Qua đó, chúng ta ngậm ngùi đau khổ với kiếp nhân sinh. Điều này được thể hiện rõ nét trong Thức giấc của Thùy Dương.

Kết cấu tình huống – tâm lý được thể hiện rõ nét nhất là trong Thức giấc

của Thùy Dương. Tiểu thuyết là hàng hoạt các tình huống đấu tranh tâm lý nhằm thức tỉnh ý thức cá nhân và thay đổi nhận thức theo chiều hướng tích cực hơn. Có lẽ vì thế mà tiểu thuyết này có đề từ “Sau một giấc ngủ miệt mài như thế, phải cần có bao nhiêu thời gian để đánh thức mi dậy?” (F. Nietzsche) [7, 5]. Sự thức dậy này thể hiện qua hàng loạt những tình huống góp phần bộc lộ tâm lí nhân vật Yên Thao - nhân vật chính có mặt xuyên suốt tác phẩm. Có thể nói cả tiểu thuyết là những dòng suy nghĩ của Yên Thao về cuộc sống gia đình, tình yêu, hạnh phúc và cả những vấn đề liên quan đến giới nữ.

Đó là những suy tư, trăn trở của Yên Thao về người bà nội. Tuổi thơ cả cô gắn bó với bà nội, được chứng kiến sự lam lũ, hi sinh và thức thời của bà. Đầu tiên là tình huống bà lo cho cả gia đình, từ chỗ làm tới miếng ăn hàng ngày. Bà lo cho bố cô một chỗ làm tử tế, bà lo buôn bán làm ăn để tích trữ tiền của cho con cháu. Bà cũng khéo léo xử lí mọi việc trong nhà, từ việc chuyển ra ở riêng, việc làm ma chay, cỗ rằm. Cái gì cũng thật chu đáo, không ai kêu vào đâu được. Đặt

trong xã hội bao cấp sự vượt khó và thức thời của bà thật đáng quý. Nhờ bà giấu những chỉ vàng tích góp được vào đụn vá ở áo bông mà sau này Yên Thao có vốn làm ăn. Qua đó, cô thấy ở bà biết bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Bà không chỉ hết lòng hi sinh vì con cháu mà còn đảm đang, tháo vát lo toan cho cuộc sống mưu sinh của cả gia đình giữa vô vàn những hoàn cảnh éo le của xã hội thời bao cấp. Những tâm sự của Yên Thao thường dồn trọng tâm vào những kì thị của xã hội thời bấy giờ với những người đi buôn, những người phụ nữ tự chủ. Cô trăn trở suy nghĩ, tại sao bao vốn liếng và thành quả do công sức của bà làm ra lại đều bị tịch thu trắng trợn chỉ vì bà làm ăn riêng? Cô đau đớn thấy những việc làm chân chính của con người vì lo toan cho cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THÙY DƯƠNG (Trang 59 -59 )

×