Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH XD và TM Đông Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH XD và TM Đông Hải

Qua tìm hiểu kinh nghiệm quản trị chi phí của 2 công ty TNHH XD và TM Tuấn Tú và công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Anh ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản trị chi phí cho công ty TNHH XD và TM Đông Hải như sau:

Thứ nhất, luôn tìm hiểu rõ tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính, các số liệu thu - chi, thực trạng hoạt động của công ty lành mạnh hay không lành mạnh để từ đó nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu bên trong hoặc từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa công ty đến thành công.

Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của công ty. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi

Thứ ba, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong công ty. Đặc biệt đã hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị chi phí tại công ty là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM Đông Hải như thế nào?

- Những yêu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM Đông Hải?

- Những giải pháp chủ yếu nào nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM Đông Hải?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Là những thông tin đã thu thập được từ điều tra, khảo sát: phỏng vấn những lãnh đạo nhân viên trực tiếp tham gia quản lý chi phí

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Đối tượng điều tra: gồm 2 đối tượng chính

+ Điều tra 15 cán bộ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm phòng tài chính - kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng tổ chức nhân sự, phòng kinh doanh.

+ Điều tra 30 cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trực tiếp tha, gia thi công các công trình xây dựng.

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Trong bài viết này tác giả chọn địa điểm nghiên cứu là Công ty TNHH XD và TM Đông Hải với các lý do sau:

- Bản thân tác giả là cán bộ đang làm việc tại Công ty.

và giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trường đang là vấn đề sống còn. Dựa trên các tài liệu thực tế tại đơn vị mình, tôi muốn tìm hiểu, phân tích được những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, nhất là quản lý chi phí nhằm đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Cụ thể trong phương pháp này là: Nghiên cứu tại phòng tài chính kế toán và các phòng ban trong bộ phận quản lý doanh nghiệp để đánh giá chung tình hình quản lý toàn Công ty.

- Thời gian điều tra: Tháng 7-10 năm 2015.

* Nội dung điều tra:

- Kết quả quản trị chí phí.

- Năng lực quản lý của lãnh đạo. - Chính sách lương, thưởng. - Chất lượng, tiến độ thi công.

- Trình độ, tay nghề của người lao động.

* Quy trình điều tra:

- Bước 1: Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bảng hỏi. - Bước 2: Điều chỉnh phiếu.

- Bước 3: Tiến hành điều tra thực tế.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số liệu thu thập từ các tài liệu, các thông tin đã được công bố như Báo cáo tài chính các các kỳ, Báo cáo quản trị Công ty, Báo cáo thường niên.

- Các số liệu tại phòng Tài chính - kế toán: số liệu trên sổ sách kế toán, tài liệu phục vụ quản trị nội bộ của Công ty trong đó có dự toán thi công, chi phí thực tế phát sinh của các đơn vị sản xuất, các dự án, công trình.

- Các quy chế Quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ như định mức tiêu hao nhiên liệu, quy chế sử dụng điện thoại, quy chế khoán.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp đối chiếu so sánh

Sử dụng phương pháp này để tiến hành so sánh đối chiếu chi phí thực tế phát sinh so với dự toán.

2.2.3.2. Phương pháp phân loại chi phí

Dựa theo phương pháp phân loại chi phí theo chức năng hoạt động để phân loại chi phí sản xuất tại công ty: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, CPMTC. Áp dụng phương pháp này vào phần đặc điểm chi phí sản xuất của công ty và quy trình tập hợp chi phí sản xuất của công ty.

2.2.3.3. Phương pháp mô tả thống kê

Dựa vào phương pháp này để mô tả quá trình vận động của chi phí, luân chuyển chứng từ… Phục vụ cho phần quy trình tập hợp chi phí sản xuất.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Dựa vào phương pháp tỷ lệ để tính tỷ trọng của các loại chi phí trong chi phí sản xuất, áp dụng trong luận văn để tính toán cơ cấu chi phí trong bảng kế hoạch chi phí, bảng tổng hợp chi phí thực tế và phân tích hiệu quả chi phí sản xuất.

2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh

Vòng quay tổng vốn Công thức:

Vòng quay tổng vốn = 𝐷𝑜𝑎𝑛 ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ × 100

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝑉ố𝑛 𝑘𝑖𝑛 ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛 ℎ × 100

Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiểu quả quản trị chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận giá thành. Công thức xác định:

Tỷ suất lợi nhuận giá thành (hay) lãi suất sản xuất = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝐺𝑖á 𝑡ℎà𝑛ℎ 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢 ấ𝑡 x 100 Tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả kinh tế tính theo lợi nhuận và chi phí sản xuất. Trong trường hợp không có sự biến động về giá cả và cơ cấu mặt hàng sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào giá thành sản phẩm hàng hoá.

Mặc dù chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành phản ánh hiệu quả tổng hợp của hoạt động sản xuất, nhưng trong chừng mực nhất định chỉ tiêu này chưa phản ánh được đầy đủ kết quả của hoạt động trong các đơn vị hạch toán kinh tế. Bởi vì trong giá thành mới chỉ tính chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho sản phẩm hoàn thành chứ chưa bao gồm chi phí nguyên vật liệu dự trữ, chi phí về sản phẩm dở dang và bán thành phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất phí: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa tổng mức chi phí với doanh thu bán hàng thuần tuý trong kỳ. Tỷ suất phí nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp.

C’= 𝐷𝐶 X 100 Trong đó:

C’: Tỷ suất phí (%) C: Tổng mức phí

- Giá thành sản phẩm: Là chỉ tiêu phản ánh tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm trong kỳ. Giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng cách:

Giá thành sản xuất = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu định tính

Trình độ lập dự toán chi phí: Nếu trình độ lập dự toán chi phí tốt thì dự toán chi phí của doanh nghiệp mới sát với thực tế, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn và kiểm soát hiệu quả quản lý chi phí của mình.

Tỷ lệ hồ sơ, chứng từ đúng quy định, chế độ kế toán: Điều này được phản ánh qua các đợt kiểm tra, kiểm toán.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH XD VÀ TM ĐÔNG HẢI 3.1. Khái quát chung về công ty TNHH XD và TM Đông Hải

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH XD và TM Đông Hải, là đơn vị trực thuộc Sở Thương mại Hải Dương được thành lập theo giấy phép số số 0800356301 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 24 tháng 11 năm 2006 với số vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng).

Kể từ khi thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, đến nay Công ty TNHH XD và TM Đông Hải đã qua 9 năm không ngừng phát triển, tận dụng tối đa những thế mạnh của tỉnh Hải Dương với lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất sản phẩm bê tông nhựa Asphal; xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dân dụng; mua bán vật liệu xây dựng; khai thác cát, đá, sỏi...

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bên cạnh quá trình phát triển ban lãnh đạo công ty luôn qua tâm hoàn thiện hệ thống quản lý thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm tạo được uy tín ngày càng cao không những đối với khách hàng mà còn với nội bộ doanh nghiệp.

Cho đến nay công ty đã xây dựng được bộ máy tổ chức phù hợp với năng lực của công ty cụ thể được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh Phòng hành chính Phòng kỹ thuật

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Giám đốc: Là người ra quyết định và chịu toàn bộ trách nhiệm chung, chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn diện về mặt tài chính tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định về chế độ kế toán hiện hành. Định kỳ lập báo cáo tài chính theo quy định trình lên ban giám đốc và các cơ quản quản lý của nhà nước.

- Phòng kinh doanh: Tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, cung cấp các thông tin về thị trường theo yêu cầu của ban giám đốc.

- Phòng hành chính: Giúp giám đốc quản lý các bộ phận, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.

- Phòng kỹ thuật: Sửa chữa và bảo trì các trang thiệt bị.

Với cơ cấu tổ chức như trên công ty đã xây dựng được các bộ phận với chức năn cần thiết phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Các bộ phận hoạt động tương đối hiệu phối hợp với nhau vì sự phát triển của công ty.

3.1.3. Tình hình về lao động của công ty

Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển của công ty. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động công ty đã có những cải tiến đáng kể về cơ cấu tổ chức cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. Đồng thời Công ty luôn có công tác tuyển chọn được đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có kinh nghiệm chuyên môn. Nhờ vậy, Công ty khẳng định được vị trí trên thương trường, tăng uy tín, chất lượng thực hiện.

Bảng 3.1. Bảng thống kê tình hình lao đông tại công ty Đông Hải Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2014/2012 +/- % Tổng cán bộ nhân viên 117 133 145 28 1,23 1.Tổng số công nhân 82 104 110 28 1,34

- Công nhân kỹ thuật 52 86 95 43 1,45

- Lao động phổ thông 20 18 15 -5 0,21

2.Tổng số cán bộ nhân viên 24 29 35 11 1,22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ lãnh đạo quản lý 12 13 15 3 1,15

- Cán bộ khoa học kỹ thuật 12 16 20 8 1,24

Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đông Hải

Nhìn vào số liệu trên ta thấy, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đông Hải là một Công ty có quy mô tương đối nhỏ, tổng số lượng cán bộ công nhân viên năm 2014 là 145 người tăng 28 người so với năm 2012 tương ứng tăng với tỷ lệ 23,92%. Cùng với sự gia tăng về số lượng cán bộ công nhân viên thì số lượng công nhân và cán bộ nhân viên cũng tăng lên tương ứng theo thời gian 2012-2014. Về số lượng công nhân, ta thấy công nhân trong Công ty chiếm khoảng 76% tổng số cán bộ công nhân viên, là lực lượng rất lớn và quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất lớn còn lao động phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể và qua các năm ta thấy quá trình tuyển dụng lao động phổ thông giảm dần. Điều đó chứng tỏ trình độ công nhân trong Công ty cao, có kỹ năng tay nghề và lý thuyết tốt, tuyển dụng nhiều công nhân có trình độ. Về cán bộ, nhân viên từ năm 2012 đến năm 2014 tăng lên 11 người (tương ứng với 22%). Trong cán bộ, nhân viên thì cán bộ khoa học

kỹ thuật chiếm nhiều nhất, chứng tỏ đòi hỏi nhiều cán bộ kỹ thuật để đáp ứng cho qua trình nghiên cứu, lắp đặt xây dựng.

3.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Đông Hải giai đoạn 2012-2014 Đông Hải giai đoạn 2012-2014

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, tồn kho ngành xây dựng tăng mạnh. Tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn thách thức kết quả kinh doanh của Công ty TNHH XD và TM Đông Hải vẫn khả quan. Điều này phản ánh những nỗ lực và cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XD và TM Đông Hải giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có chiều hướng tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, các nhà thầu thầu xây dựng điêu đứng về vốn và nợ lương công nhân, thì Công ty Đông Hải vẫn khẳng định được mình với những con số khá ấn tượng. Năm 2010, doanh thu thuần của Công ty thu về 12, 25 tỷ, sang năm 2013, con số này tăng 14,48 tỷ, tăng lên thêm 18,13% so với năm trước, sang năm 2014, nền kinh tế khả quan hơn, doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước hơn 5,3 tỷ, tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 40)