Đối với ban lãnh đạo Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 90 - 95)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2.Đối với ban lãnh đạo Công ty

Để thực hiện công tác quản lý chi phí, hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với số lượng nhân viên quản lý như hiện nay. Công ty cần tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ cấu tổ chức và xác định lại nhiệm vụ và chức năng của từng cá nhân cũng như phòng ban chức năng. Công ty nên thống kê lại các nghiệp vụ kinh tế có liên quan tới khoản chi phí này để tìm ra những chi phí không có tính chất phục vụ cho hoạt động chung của Công ty tránh tình trạng lạm dụng chi phí này.

Đối với tài sản cố định dùng cho công tác quản lý đã được trang bị đầy đủ song vẫn cần phải nâng cấp hệ thống máy tính phục vụ cho công tác quản lý. Đối với chi phí bằng tiền phục vụ cho giao dịch tiếp khách... cần xây dựng những bước hợp lý với chi phí tham dự thầu bàn giao quyết toán công trình trên cơ sở tiết kiệm cao. Công ty phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố chi phí bằng tiền trong chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là lãi vay phải trả. Để giảm lãi vay.

Công ty phải tìm mọi biện pháp tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng bàn giao công trình để thu hồi vốn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu. Cũng cần có sự lựa chọn bạn hàng và đối tác có đủ năng lực để phòng tránh những rủi ro trong quá trình thi công công trình, giảm thiểu những chi phí dự phòng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Đồng thời:

- Muốn tăng năng suất lao động: thì phải sắp xếp lại đội ngũ lao động, cho phù hợp với dây truyền sản xuất, và năng lực trình độ chuyên môn của công nhân lao động.

- Thường xuyên đào tạo và không ngừng phát triển nâng cao tay nghề cho công nhân lao động. Như tuyển dụng, thi nâng bậc cho các thợ bậc cao như thợ lái xe, lái máy, kỹ sư công trình,…

- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư máy móc và các trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao năng xuất lao động.

- Có kế hoạch và chủ động trong công tác sản xuất.

- Tiết kiệm về chi phí: như tiết kiệm điện sinh hoạt, mỗi người phải có ý thức sau khi ra khỏi phòng làm việc hoặc phòng ngủ, đều phải tự giác tắt điện và nhất là dùng máy điều hoà nhiệt độ vào mùa hè.

- Tiết kiệm các chi phí sản xuất chung: Như sử dụng văn phòng phẩm còn lãng phí và nhất là nước sinh hoạt.

- Tăng cường tận dụng các vật tư, thiết bị như gia công phục hồi lại các vật tư thiết bị còn dùng được chẳng hạn như vì chống lò, gỗ, tấm chèn.

- Thường xuyên kiểm tra định kỳ tình hình vật tư trên kho, lập kế hoạch mua bán và sử dụng vật tư thường xuyên kịp thời, tránh trường hợp tồn đọng tại kho.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này thông tin kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định quản trị. Nó gắn liền với công tác quản trị chi phí kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Có thể nói, tri thức quản trị chi phí là một yếu tố thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí, thì người nhà lãnh đạo, quản lý không thể nào nhận biết được tình hình thực tế của những dự án đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty. Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.

Quản trị chi phí kinh doanh một cách chính xác, và có những giải pháp cụ thể góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác về giá bán, nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp phát và sử dụng vốn, vấn đề có thể nói là rất nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay. Như vậy nâng cao chất lượng quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, phấn đấu hạ giá thành

sản phẩm nhằm mục đích tăng lợi nhuận trở thành một biện pháp cơ bản nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Ở Công ty TNHH XD và TM Đông Hải trong những năm vừa qua đã không gặp ít khó khăn bởi chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế, song với sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên của Công ty đã đứng vững trong cơn bão khủng hoảng này. Tuy nhiên trong công tác quản trị chi phí vẫn còn một số hạn chế như: do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, nguồn lực con người về tài sản bị phân tán, rủi ro cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ tổ chức bộ máy quản lý còn chưa khoa học. Điều này dẫn đến chưa phát huy hết khả năng sinh lợi của đồng vốn, hiệu quả hoạt động SXKD còn chưa cao. Để phát huy hơn nữa trong việc hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, để đứng vững và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm.

Qua việc phân tích thực trạng tình hình quản trị chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH XD và TM Đông Hải, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. Đó là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Công ty nên áp dụng triệt để nguyên tắc khoán đối với tất cả các khoản mục chi phí nguyên vật liệu, thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí máy thi công và chủ động hơn trong nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào; hoàn thiện chính sách tiền lương hợp lý để giữ chân người lao động giỏi; đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình, áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt trong công tác thu hồi vốn…

Vì điều kiện có hạn, kiến thức thực tế còn hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhân được sự tham gia góp ý của Thầy Cô giáo, Cán bộ công ty, bạn bè để có thêm kiến thức cho bản than và chuyên đề được hoàn thiện có ý nghĩa thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bảng Cân đối kế toán của công ty TNHH XD và TM Đông Hải năm 2012, 2013, 2014.

2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XD và TM Đông Hải năm 2012, 2013, 2014.

3. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống Kê, Tp Hồ Chí Minh.

5. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mac - LeNin, XNB Chính trị Quốc Gia.

6. Phạm Thị Gái (1997), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp,

NXB Thống kê, TP Hồ Chính Minh.

8. Thái Thị Thu Hiền (2009), Thực trạng công tác quản trị chi phí của Công ty cổ phần Thăng Long, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

9. Đinh thế Hiển (2007), Quản trị tài chính công ty lý thuyết và ứng dụng,

NXB Thống Kê, TP Hồ Chính Minh.

10. Học viện tài chính (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NXB Tài chính, Hà Nội.

11. Học viện tài chính (2009), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp,

NXB Tài chính, Hà Nội.

12. Nguyễn Thế Khải (2000), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp,

NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thị Hồng Quyên (2008), Tìm hiểu công tác quản lý chi phí và thực hiện chi phí tại công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phú, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Trường Đại học KTQD Hà Nội (2001), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

17. AgbeJule, A.(2000), An Administrative and Institutional Perspective of Activity-Based Costing Implementation, Acta Wasaensia, No. 74, Business Administration 29, Universitatis Vasaensis, Vaasa.

18. Agndal, H. & Nilsson, U. (2009), Interorganizational cost management in the exchange process, Management Accounting Research, 20(2), 85-101. 19. Agndal, H. & Nilsson, U. (2010), Different open book accounting

practices for different purchasing strategies, Management Accounting Research, 21(3), 147-166.

20. Akira Nishimura (2003), Manegement Accounting feed forward and asian perspective, Palgrave Macmilan, First Pulished, Freface and Acknowledgment, page 34,35,56, 72-76, 76-2, 119, 120, 143, 157.

21. Al-Namry, M. (1993), Management accounting in Saudi Arabia: a comparative analysis of Saudi and Western approaches. PhD thesis, University of New Castle Upon Tyne).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 90 - 95)