Phân tích kết quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD Và TM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Phân tích kết quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD Và TM

Đông Hải

3.2.4.1. Phân tích hiệu quả quản trị chi phí qua các chỉ tiêu tài chính

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tuy từ 2012 đến 2014 có năm 2014 chưa hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận do ban giám đốc đề ra nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XD Và TM Đông Hải vẫn đáng được ghi nhận. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 So sánh tuyệt đối So sánh tƣơng đối 13/12 14/13 13/12 14/13 1. Tổng vốn kinh doanh Tr.đồng 11.223,32 13.424,4 19.686,27 2.201,08 6.361,87 19,61 47,39 2. Tổng doanh thu thuần Tr.đồng 12.258,32 14.480,67 19.811,85 2.222,35 5.331,18 9,97 46,96 3. Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 400,79 440,24 520,42 39,45 80,18 8,46 18,49 4. Tổng giá thành Tr.đồng 11.738,12 12.847,32 13.777,14 1.109,2 929,82 9,45 7,24 5. Vòng quay tổng vốn vòng 1,09 1,08 1,02 -0,01 -0,08 -0,01 -0,07 6. Tỷ suất lợi nhuận

trên giá thành

%

3,57 3,28 2,63 -0,29 -0,65 -0,08 -0,20 7. Tỷ suất lợi nhuận

trên vốn kinh doanh

%

3,41 3,43 3,78 0,01 0,35 0,02 0,10 8. Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu

%

3,27 3,04 2,61 -0,23 -0,41 -0,07 -0,14

Nguồn: Báo cáo tài chínhCông ty TNHH XD và TM Đông Hải năm 2012 - 2014

Tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng qua các năm, từ 11.223,32triệu đồng năm 2012 lên 19.786,27 triệu đồng năm 2014 (tăng 63,61% so với năm 2010). Với đặc thù ngành xây dựng nên vòng quay tổng vốn của Công ty tương đối thấp. Năm 2012, vốn kinh doanh quay được 1,09 vòng, năm 2013 hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu xấu hơn do ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế nên tổng vốn kinh doanh giảm còn 1,08 vòng trong cả năm và năm 2014 là 1,02. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm. Nguyên nhân một phần là do khủng hoảng của nền kinh tế, sự đóng băng của thị trường bất động sản và cơ chế thắt chặt tín dụng của ngân hàng… Tuy nhiên khi so sánh với hệ số trung bình ngành, vòng quay tổng tài sản của ngành xây dựng chỉ đạt 0,64 vòng/1 năm.

Điều này phản ánh so với trong ngành xây dựng, Công ty vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chiếm lĩnh vị trí nhất định trong ngành.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận cũng giúp cho ta đánh giá rõ hơn được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của Công ty giảm qua các năm, năm 2012, Công ty cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu về được 3,41 đồng lợi nhuận trước thuế, tuy nhiên chỉ số này lại giảm qua các năm. Năm 2013, Công ty bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu về được 3,28 đồng lợi nhuận trước thuế, sang năm 2014 thì chỉ thu được 2,63 đồng lợi nhuận trước thuế. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh trung bình của ngành là 2,5%, nghĩa là so với ngành tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được xếp vào loại cao, cho thấy nhìn chung doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn có hiệu quả. Nhưng xét trong quá trình phát triển và nội tại công ty, thì tỷ suất này có xu hướng thụt lùi, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nguyên nhân là do doanh nghiệp bỏ ra nhiều chi phí vốn vốn, nhưng tốc độ vốn kinh doanh tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận, Công ty cần chú ý nhiều hơn về hiệu quả sử dụng vốn để tăng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh.

Tuy doanh thu có sự tăng trưởng qua các năm từ 2012 đến 2014 nhưng tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu cũng có xu hướng giảm. Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 3,27 đồng lợi nhuận, năm 2012 thì 100 đồng doanh thu thu được 3,04 đồng lợi nhuận và đến năm 2014, tỷ suất này lại giảm tiếp khi 100 đồng doanh thu chỉ thu được 2,61 đồng lợi nhuận. Điều này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng giảm khi các khoản mục chi phí, giá thành có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng lớn

Với những thực tế về hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm nêu trên, Công ty cần làm rõ nguyên nhân và có những giải pháp tích cực để quản lý chi phí, tăng lợi nhuận.

3.2.4.2. Phân tích hiệu quả quản trị chi phí qua mức hạ thấp giá thành

Mức hạ giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu xem xét xem doanh nghiệp có quản lý giá thành tốt không, cũng như đánh giá hiệu quả việc thực hiện được công tác giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất ở mức độ nào. Đặc trưng trong ngành xây lắp, việc hoạch định phương hướng giảm giá thành cần xem xét giá thành xây dựng trong tổng thể mối quan hệ với các loại giá xây dựng khác. Cụ thể qua biểu đồ 3.5.

Giá trị công trình (Giá rị xây dựng công trình)

Giá trị dự toán xây lắp theo quy định Nhà nước (Giá trị dự toán xây lắp) (4) Giá thành dự toán xây lắp theo quy định Nhà nước (Giá trị dự toán xây lắp) (3) Giá thành xây lắp theo kế hoạch của tổ chức xây dựng (Giá thành kế hoạch) (2) Giá thành xây lắp thực tế của tổ chức xây dựng (1)

Biểu đồ 3.5. Mối quan hệ giữa giá thành xây lắp với giá xây dựng khác

Trong đó:

(1) Mức hạ giá thành xây lắp so với thực tế (2) Mức hạ giá thành xây lắp theo kế hoạch (3) Mức thuế và lãi theo quy định nhà nước

(4) Chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng tính theo quy định nhà nước hiện hành

Chủ yếu trong phân tích mức hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp quan tâm chủ tiêu (1) và chỉ tiêu (2).

Bảng 3.8. Bảng phân mức hạ giá thành Công ty Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán Mức hạ giá thành thực tế (TT-KH) Mức hạ giá thành kế hoạch (DT-KH) +/- % +/- % 2012 11.738,12 11.714,22 11.814,35 (23,9) (0,20) 100,13 0,85 2013 12.847,32 12.861,36 12.979,72 14,04 0,11 118,36 0,91 2014 13.777,14 13.795,14 13.658,74 18 0,13 (136,4) (1,00)

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH XD và TM Đông Hải

Qua bảng 3.8 ta thấy, năm 2012, thực tế Công ty đã tiết kiệm được 23,9 triệu đồng tương ứng với 0,2% so với kế hoạch, điều này là tốt cho Công ty, nhưng sang năm 2013, doanh nghiệp thực hiện công tác hạ giá thành chưa hiệu quả. Năm 2013, doanh nghiệp đã không tiết kiệm được giá thành mà còn vượt kế hoạch 14,04 triệu, tương ứng với 0,11% và tình hình tiếp tục xấu đi khi sang năm 2013 doanh nghiệp lãng phí 18 triệu so với kế hoạch tương ứng với 0,13%.

Rõ ràng công tác quản lý chi phí hạ giá thành sản phẩm tại Công ty là chưa tốt, doanh nghiệp đang trong tình trạng lãng phí, tuy nhiên cũng có thể xét đến nguyên nhân do phòng hoạch định kế hoạch chưa lập kế hoạch chính xác được giá thành dự toán tại Công ty, và chưa lường hết được những trường hợp sự cố phát sinh làm tăng chi phí tại doanh nghiệp, từ đó đội giá thành lên cao. Về mức hạ giá thành kế hoạch, năm 2012, Công ty tiết kiệm được 100,13 triệu đồng tương ứng với 0,85%, năm 2013 Công ty tiết kiệm được 118,36 tương ứng với 0,91%. Năm 2013, mức hạ giá thành kế hoạch tăng lên 136,4 triệu đồng, tức 1% so với thực tế. Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ hạ giá thành sản

tỷ lệ hạ giá thành nhỏ hơn 0, tức là doanh nghiệp đang hạ giá thành sản phẩm, còn nếu có giá trị dương chứng tỏ doanh nghiệp đang bị vượt chi trong công tác quản lý giá thành. Công ty cần điều chỉnh và quản lý giá thành tốt hơn. Ngoài ra, sau khi phân tích cho thấy có sự mâu thuẫn về xu hướng tăng giảm của giá thành thực tế và giá thành kế hoạch, nguyên nhân có thể do doanh nghiệp vạch dự toán cho các hạng mục công trình chưa được sát sao, chính vì vậy, về cơ bản tại các doanh nghiệp, đánh giá mức hạ giá thành thực tế và tỷ lệ hạ giá thành thực tế sẽ giúp doanh nghiệp chặt chẽ hơn trong công tác hạ giá thành sản phẩm.

3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại công ty TNHH XD và TM đông hải (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)