nhà nước
nhà nước chế chi tiêu nội bộ đảm bảo tính độc lập và tự chủ. Khi các văn bản này thay đổi có tác động làm thay đổi cơ chế tài chính của đơn vị tự chủ. Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước nguồn kinh phí hoạt động phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ NSNN cấp theo định mức phân bổ ngân sách. Vì vậy nguồn thu của đơn vị phụ thuộc rất lớn vào định mức phân bổ này và từ đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện tự chủ tài chính.
Ngoài ra, mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa đơn vị tự chủ và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị. Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị tự chủ và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị. * Cam kết của người đứng đầu các cấp
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là một chính sách cải cách mạnh mẽ của nhà nước đối với cơ quan hành chính trong bộ máy HCNN, do đó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát thực hiện từ trung ương tới cơ sở. Chính phủ chỉ đạo các ngành và các địa phương tổ chức thực hiện cơ chế trên góc độ thực hiện chính sách, các Bộ chỉ đạo việc thực hiện theo ngành dọc tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tỉnh trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở cấp địa phương trực thuộc quản lý. Sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp là trực tiếp và toàn diện, do đó các cấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn phải giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc. Những khó khăn đó đòi hỏi phải linh hoạt đồng thời quyết tâm cao mới có thể khắc phục được trong thời gian sớm nhất, đảm bảo duy trì tốc độ và chất lượng thực hiện