Nhân tố thuộc về cơ quan thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 32 - 35)

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ

1.4.2 Nhân tố thuộc về cơ quan thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Để thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính, các yếu tố thuộc về cơ quan HCNN thực hiện tự chủ là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng bao gồm cam kết của người đứng đầu cơ quan HCNN thực hiện cơ chế tự chủ, năng lực nhận tự chủ tài chính của cơ quan HCNN, thực hiện công khai dân chủ trong cơ quan HCNN.

* Cam kết của người đứng đầu cơ quan HCNN thực hiện cơ chế tự chủ

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, người đứng đầu cơ quan hành chính sẽ được giao nhiều quyền hơn trong việc chủ động sắp xếp con người, chủ động sử dụng kinh phí và chủ động trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ chế tự chủ trao cho người đứng đầu cơ quan hành chính trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức bố trí các nguồn lực để thực hiện tốt công việc, tạo ra các sản phẩm dịch vụ hành chính công có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính là bước cải cách mạnh mẽ trong quản lý hoạt động của các cơ quan HCNN, có tác động lớn đến việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính, vừa trao quyền cho người đứng đầu nhưng cũng yêu cầu cải thiện

môi trường dân chủ trong cơ quan. Do vậy, vai trò của người đứng đầu cơ quan là hết sức quan trọng và lợi ích của người đứng đầu cơ quan ít nhiều bị ảnh hưởng so với trước đó, vì thế đòi hỏi người đứng đầu phải biết hy sinh lợi ích cá nhân trước mắt để đạt được lợi ích chung và lợi ích cá nhân trong lâu dài.

Những lợi ích của cơ chế tự chủ đối với thủ trưởng cơ quan, công chức trong cơ quan cộng với một số hạn chế về lợi ích của người đứng đầu đặt ra vấn đề để thực hiện tốt cơ chế cần có sự cam kết thực hiện của người đứng đầu và người đứng đầu phải hiểu rõ, chủ động và tích cực trong việc tổ chức thực hiện cơ chế, bằng cách thể hiện sự quyết tâm, chỉ đạo tích cực, tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa và lợi ích to lớn của việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với từng cá nhân và toàn thể cơ quan. Có như thế việc thực hiện cơ chế tự chủ mới phát huy được tác dụng tích cực của nó, các quy trình của cơ chế tự chủ có được thực hiện đầy đủ, chính xác thì cơ chế mới đạt được mục tiêu, tạo ra hiệu quả như mong muốn.

* Năng lực tổ chức thực thi cơ chế tự chủ của cơ quan HCNN

Trước tiên, năng lực tự chủ của cơ quan HCNN thể hiện ở năng lực của lãnh đạo đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ. Thực hiện cơ chế tự chủ, người thủ trưởng trong các CQHCNN được trao nhiều quyền tự chủ hơn trong việc sử dụng ngân sách, sắp xếp biên chế, tổ chức bộ máy, bố trí công việc do vậy đòi hỏi năng lực tổ chức điều hành phải được nâng lên, quyền hạn luôn đi đôi với trách nhiệm. Cải cách hành chính nói chung và thực hiện cơ chế tự chủ nói riêng là một quá trình hết sức phức tạp và tương đối khó khăn, đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức thực hiện phải có năng lực giải quyết công việc và kỹ năng lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt, phải linh hoạt trong giải quyết các công việc liên quan đến cải cách, đồng thời cũng phải quyết đoán đưa ra các quyết định cải cách. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn bao quát về ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý, nắm chắc những nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan mình phụ trách, đánh giá đúng năng lực của các bộ phận cấp dưới, từ đó phân công, phân nhiệm hợp lý, phân bổ kinh phí tiết kiệm, điều hành công việc khoa học, thực hiện tốt mục tiêu cải cách tinh giảm bộ máy, tiết kiệm kinh phí trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng thu nhập cho công chức tạo động lực kinh tế kinh thích công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và tham gia tích cực vào cải cách hành chính.

* Thực hiện công khai dân chủ trong cơ quan nhà nước

Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ trong cơ quan nhà nước, quy trình thực hiện yêu cầu phải làm tốt việc công khai dân chủ, bàn bạc tập thể trong công chức cơ quan, đi đến thống nhất những vấn đề liên quan, từ đó xây dựng quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công, là những cơ sở để thực hiện cơ chế tự chủ đạt kết quả cao.

Thực hiện công khai dân chủ cần được tiến hành trong việc phổ biến chủ trương thực hiện tự chủ, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của cơ chế tự chủ để mọi công chức trong cơ quan đều nhận thức đúng về cơ chế tự chủ, tích cực ủng hộ và tham gia thực hiện cơ chế tự chủ; công khai dân chủ trong thảo luận các quy định, định mức, chỉ tiêu để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm thu thập ý kiến rộng rãi, tạo sự đồng thuận tối đa của công chức trong cơ quan đối với bản quy định chi tiêu và sử dụng tài sản công của cơ quan; công khai dân chủ quá trình thực hiện cũng như kết quả thực hiện để toàn thể công chức cơ quan thấy được thành quả thực hiện tự chủ của mình, đồng thời tham gia giám sát, đánh giá quá trình thực hiện của cơ quan nói chung. Có thể nói, công khai dân chủ là một bước quan trọng để đạt tới thành công của cơ chế tự chủ và cũng là kết quả mong muốn khi thực hiện cơ chế này.

Một vấn đề có tính ý tưởng được nảy sinh ra ở đây cho sự phát triển của cơ chế tự chủ tài chính ở những năm tiếp theo là: hàng năm khi tổng kết việc thực hiện cơ chế tự chủ trong năm qua, cần tiếp tục thực hiện một bước nữa quy trình cơ chế tự chủ để xây dựng một cơ chế mới cho năm tiếp theo, nghĩa là, để cho công chức trong cơ quan thảo luận lại xem trong một năm thực hiện như thế, có công đoạn nào có thể rút ngắn được nữa không, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, có công việc nào có thể giải quyết được nhanh hơn, có ý tưởng nào cải tiến được quy trình công việc để có thể chỉ cần ít người hơn vẫn hoàn thành được khối lượng công việc như thế, làm được điều ấy sẽ giảm được biên chế, tăng tiết kiệm ngân sách để tăng thêm thu nhập. Mặt khác, qua thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ trong một năm, tiếp tục thảo luận xem có mục chi nào còn chưa tiết kiệm, còn có khả năng tiết kiệm được nữa, có sáng kiến nào thực hiện tiết kiệm để tăng cường tiết kiệm chi ngân sách, góp phần nâng cao thu nhập cá nhân, thực hiện một nguyên tắc trong xây dựng quy trình tự chủ tài chính, đó là: cơ chế tự chủ tài

chính là một quy trình liên tục. Như vậy, đó chính là hướng phát triển của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)