Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chi thường xuyên tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 96 - 98)

* Căn cứ đề xuất các giải pháp

- Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; căn cứ thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

- Căn cứ thực tế công tác quản lý tài chính tại KTNN.

* Nội dung các giải pháp

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của chu trình quản lý tài chính, đặc biệt là công tác lập, quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách tại các đơn vị theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định, trong đó tập kiểm soát chặt chẽ chi NSNN mua sắm các trang thiết bị …. Các khoản chi ngân sách nhà nước phải có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng nội dung, đúng mục đích, đúng định mức tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan trực thuộc. Qua đó, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ, các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu hoặc chưa phù hợp, đồng thời công khai, minh bạch kết quả kiểm tra công tác quản lý tài chính.

* Điều kiện thực hiện giải pháp

- Xây dựng ban hành Kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra và kết quả thực hiện kiến nghị thanh tra theo quy định đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;

- Đơn vị dự toán cấp trên chủ động tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra theo chuyên đề diện rộng và chuyên sâu về công tác quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công của các đơn vị trực thuộc sử dụng NSNN.

* Dự kiến kết quả thực hiện giải pháp

- Có biện pháp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện hoặc xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm theo quy định của pháp luật, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

- Công tác kiểm tra, giám sát nhằm siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính để bảo đảm sử dụng tiền, tài sản nhà nước đúng mục đích, chế độ và tiết kiệm, hiệu quả;

- Phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)