Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tại KTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 83 - 87)

2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại KTNN

2.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tại KTNN

Thứ nhất: Kinh phí quản lý hành chính giao cho KTNN thực hiện chế độ tự chủ được phân bổ theo định mức phân bổ NSNN trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền

phê duyệt; trong khi đó khối lượng công việc của KTNN do yêu cầu tăng nhiệm vụ theo Luật NSNN năm 2015 và Luật KTNN năm 2015 nhà nước hiện nay vẫn chưa có một căn cứ xác đáng để quy định tỉ lệ giữa khối lượng công việc chuyên môn với số lượng biên chế như thế nào là phù hợp, dẫn đến nhu cầu chi kinh phí không hoàn toàn tỉ lệ thuận với khối lượng lớn công việc được giao. Định mức phân bổ ngân sách chưa quan tâm đến đặc thù ngành thường xuyên phải di chuyển đến các đơn vị trên phạm vi cả nước, địa bàn rộng, cho nên chi phụ cấp lưu chú, đi lại tương đối lớn; bên cạnh đó hệ thống công sở, trang thiết bị được Nhà nước đầu tư hiện đại cần phải đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để vận hành; trong khi đó kinh phí tự chủ còn hạn chế, định mức phân bổ ngân sách thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; do đó, việc tiết kiệm chi nhằm tăng thu nhập cho người lao động, trích lập các quỹ là rất khó khăn...

Thứ hai: Theo quy định của cơ chế, kinh phí quản lý hành chính giao thực hiện chế độ tự chủ ngoài phục vụ các nội dung chi hoạt động thường xuyên như: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị... còn có cả chi phí mua sắm tài sản. Tuy nhiên, cơ chế không quy định rõ các tài sản nào được giao trong dự toán trong kinh phí tự chủ; như vậy, ảnh hưởng đến việc phân bổ kinh phí và xác định kinh phí tiết kiệm của đơn vị.

Thứ ba: Một trong những mục tiêu cơ bản của chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước đã được quy định tại điều 2, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP là thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên điều này chưa được thể hiện rõ nét.

Thứ tư: Về Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan vẫn phải căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.

Thư năm: Thực hiện chi kinh phí phải bảo đảm có chứng từ, hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định (trừ thanh toán khoán tiền công tác phí, cước phí sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động của các cán bộ có tiêu chuẩn); đo đó, ảnh hưởng đến việc thực hiện khoán chi các nội dung khác;

Thứ sáu: Kinh phí tiết kiệm bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức theo hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, trợ cấp khó khăn, chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Với quy định như trên, thủ trưởng cơ quan mặc dù được giao quyền tự chủ nhưng cũng không thể phê duyệt, quyết định các nội dung, mức chi vượt quy định hiện hành, không thể quyết định khoán các nội dung chi hoạt động thường xuyên ngoài quy định của Nhà nước, kể cả từ nguồn kinh phí tiết kiệm của cơ quan. Điều này gây bị động trong công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan.

Thứ bẩy: Kinh phí giao cho đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ bao gồm cả kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ đã phần nào khiến cho công tác quản lý tài chính của các đơn vị phức tạp hơn. Phần kinh phí giao thực hiện tự chủ phải thực hiện quản lý theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, còn phần kinh phí không thực hiện tự chủ phải được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, do vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến mức độ tự chủ của đơn vị.

Thứ tám: Đề án vị trí việc làm của KTNN chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chí đánh giá khối lượng, chất lượng công việc, thời gian giải quyết công việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa có hướng dẫn, do đó ảnh hưởng đến biên chế và kết quả thực hiện nhiệm vụ và ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ chín: Sự nhận thức của công chức về thực hiện cơ chế tự chủ của một số bộ phận công chức chưa cao, chưa thấy được việc thực hiện cơ chế tự chủ là tạo điều kiện cho thủ trưởng và cán bộ công chức trong đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn với chất lượng và hiệu quả công việc.

Như vậy, thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN giúp cho việc định hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN ở chương 3.

Kết luận chương 2

Tác giả đã vận dụng những cơ sở khoa học được trình bày trong chương 1 để phục vụ công tác nghiên cứu tại Chương 2 thực trạng thực hiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN. Từ thực tế phân tích báo cáo quyết toán và tình hình sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên tại KTNN giai đoạn năm 2015 - 2017 có thể thấy rằng về cơ bản cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã phát huy được hiệu quả, tích kiệm trong việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính theo đúng mục tiêu của cơ chế, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động. Bên cạnh đó, cũng còn một số tồn tại, vướng mắc nhìn từ phía cơ chế cần được Chính phủ đổi mới, điều chỉnh và xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với thực tiễn hiện nay. Từ thực tế nghiên cứu ở chương 2 là nền tảng quan trọng để tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN và kiến nghị với Chính phủ hoàn thiện những nội dung chưa phù hợp ở chương 3.

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI KTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)