2.1.1 Sự hình thành và phát triển của KTNN
KTNN được hình thành và phát triển trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan KTNN để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp. KTNN thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức và hoạt động KTNN trong giai đoạn này được thực hiện theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 13/8/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KTNN thay thế Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và bãi bỏ quy định tại các Chương I, II, III Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một bước tiến quan trọng, xác định KTNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ, quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo
quy định của Chính phủ. Ngoài chức năng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, Nghị định này còn chính thức xác nhận KTNN có chức năng kiểm toán tính tuân thủ pháp luật và tính kinh tế trong quản lý, sử dụng NSNN và tài sản công.
Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006, được sửa đổi ngày 24/6/2015 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII. Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, là công cụ pháp lý để tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực tài chính nhà nước. Luật KTNN xác định: KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Mục đích hoạt động KTNN nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Hiện nay, tổ chức, hoạt động của Kiểm toán nhà nước đã được quy định tại Điều 118, chương X, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28/11/2013.
2.1.2 Địa vị pháp lý
Địa vị pháp lý của KTNN được quy định tại Điều 118, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam “(1) KTNN là cơ quan do Quốc gội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; (2) Tổng KTNN là người đứng đầu KTNN, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng KTNN do luật định. Tổng KTNN chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội; (3) Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của KTNN do luật định”. [27]
2.1.3 Chức năng và nguyên tắc hoạt động
Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. [28]
Kiểm toán nhà nước hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan, công khai, minh bạch. [28]
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn
a. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN; tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trong quốc gia do Quốc hội quyết địn và quyết toán ngân sách nhà nước; tham gia với Quốc hội trong hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thương vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính khi có yêu cầu; tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩn tra các dự án luật, pháp lệnh; báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật; giải trình kết quản kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật; tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định của pháp luật; tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan
khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. Ngoài tra KTNN có nhiện vụ quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của KTNN; tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ KTVNN; tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KTNN; xây dựng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành chiến lược phát triển KTNN; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. [28]
b. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
Trình dự ánh luật, dự án pháp lệnh, dự án nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của luật pháp; yêu cầu các đơn vị được kiểm toán và tổ chức,cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho kiểm toán; yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do KTNN phát hiện; kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật trong những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN; kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xư lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán; đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vị cản trở hoạt động kiểm toán của KTNN hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho KTNN và KTVNN; trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết; được ủy thác thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; KTNN chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện; kiến nghị
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách pháp luật. [28]
2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm: Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tài khoản và con dấu riêng. [28]
Cơ cấu tổ chức của KTNN gồm có 32 đơn vị trực thuộc, gồm: 08 đơn vị tham mưu, 08 đơn vị chuyên ngành,13 KTNN khu vực và 03 đơn vị sự nghiệp. Lãnh đạo KTNN gồm: Tổng KTNN và 05 Phó Tổng KTNN; lãnh đạo các đơn vị gồm: Vụ trưởng và 03 đến 04 phó Vụ trưởng; các phòng gồm: Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng và các KTV, chuyên viên cơ cấu theo ngạch công chức.
Tổng KTNN
Các phó tổng KTNN
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Cácđơn vị sự nghiệp
Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Các đơn vị tham mưu
Văn phòng KTNN
Vụ tổ chức cán bộ
Vụ tổng hợp
Trung tâm tin học
Báo kiểm toán
Vụ chế độ & KSCLKT
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước
Tính đến hết ngày 31/12/2017, KTNN có 1.959 cán bộ, công chức, Kiểm toán viên và được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: Tiếp nhận công chức thuyên chuyển công tác từ các bộ, ngành, địa phương về KTNN; Tuyển dụng qua thi tuyển công chức đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước; Tuyển dụng qua chính sách thu hút nhân tài (hình thức này thực hiện từ năm 2015). Kiểm toán viên nhà nước là lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong tổng số công chức của ngành. Trong đó, 100% Kiểm toán viên nhà nước có trình độ đại học trở lên. Công chức có trình độ trên đại học là 655 người chiếm 33%; trình độ đại học là 1.274 người chiếm 65%; trình độ đào tạo dưới đại học là 16 người chiếm 0,2%.