Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 36 - 38)

1.5 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số đơn vị trong nước và nước ngoài,

1.5.2.1 Kinh nghiệm của Singapore

Singapore có diện tích khá nhỏ, chỉ 692,7 km2 với dân số gần 5 triệu người (2009), GDP bình quân khoảng 48.000 USD/người (2009). Quá trình chuyển đổi từ mô hình quản lý ngân sách truyền thống (đầu vào) sang mô hình quản lý ngân sách mới (theo kết quả và hiệu quả đầu ra) trong quản lý ngân sách ở Singapore là khá rõ nét. Hệ thống phân bổ ngân sách trước đây ở Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với các nội dung chi cụ thể mà không chú ý đến hiệu quả đầu ra. Singapore đã chuyển sang quản lý theo kết quả đầu ra từ những năm đầu của thập kỷ 90 nhằm tăng cường hiệu quả quản lý khu vực công, khuyến khích tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường hiệu quả, nhấn mạnh đến khả năng quản lý theo kết quả đầu ra. Theo xu hướng đó, từ những năm đầu của thế kỷ 21, Singapore đã sử dụng khái niệm “kế toán cộng dồn” để phản ánh hiệu quả và kết quả trong quản lý NSNN. Hệ thống kế toán NSNN

cũng thay đổi. Kế toán các nguồn lực tài chính và quá trình lập ngân sách được gắn kết chặt chẽ nhằm bao quát hết các chi phí và các nguồn lực trong khu vực công. Bộ Tài chính tập trung làm chính sách tài chính vĩ mô và bảo đảm phân bổ nguồn lực giữa các Bộ. Về phần mình, các Bộ chủ quản phải cam kết tối đa hoá việc sử dụng nguồn lực theo mục tiêu và các kết quả đầu ra. Hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra hiện nay ở Singapore đã có những thay đổi đáng kể: Chính phủ xem các Bộ, ngành như là những người cung cấp dịch vụ và phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành theo mức độ công việc hoàn thành (phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu về kinh phí cho các cơ quan hành chính nhà nước nên sẽ không đề cập đến các đơn vị sự nghiệp).

Với việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ được quản lý theo mô hình tự chủ tài chính. Các cơ quan tự chủ tài chính là các cơ quan Nhà nước có “kết quả đầu ra” và “mục tiêu hoạt động” đã được xác định rõ, những cơ quan này được linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra, áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề trong phạm vi ngân sách được duyệt. Trong quá trình lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch đầu ra là một công đoạn quan trọng nhất, là cơ sở cho việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Kế hoạch đầu ra cần được soạn thảo phù hợp với kế hoạch ngân sách hàng năm và trong chừng mực có thể, việc phân bổ ngân sách cần gắn liền với mức sản lượng đầu ra. Kế hoạch đầu ra cũng chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của đơn vị nhằm khuyến khích đạt mục tiêu đã đặt ra. Việc đạt được kế hoạch sản phẩm đầu ra thể hiện trình độ thành thạo của một cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công việc của mình, thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

Về các chỉ số đánh giá kết quả đầu ra: Singapore thường sử dụng 5 chỉ số khác nhau để đánh giá kết quả hoạt động của một cơ quan, đơn vị tự chủ tài chính áp dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, đó là: Kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.

Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chấp hành dự toán, quyết toán NSNN: Singapore cũng rất chú trọng vấn đề này. Ủy ban Tài khoản công cùng Kiểm toán Nhà

nước tiến hành kiểm toán và Quốc hội Singapore có 02 Ủy ban để giám sát về NSNN: thẩm tra quyết toán NSNN để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm. Các cơ quan này không chỉ chỉ ra những sai phạm mà còn đánh giá tính hiệu quả của quản lý NSNN định kỳ 6 tháng của các Bộ. Những Bộ, ngành nào sử dụng ngân sách dưới 95% sẽ bị cắt giảm hoặc điều chỉnh dự toán NSNN; được phép chi ứng trước dự toán nhưng không quá 10% của ngân sách năm hiện hành và phải hoàn trả cả gốc và lãi sau 3 năm; được phép sử dụng kết dư ngân sách và các nguồn tiền tiết kiệm được nhưng không quá 5%. [24]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)