Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 91 - 93)

Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ là việc lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, KTNN vẫn đang thực hiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc theo định mức, và quy định của Nhà nước; nghĩa là xuất phát từ chỗ ngân sách rất có hạn nên phải có “định mức” để cấp phát. Việc phân bổ theo định mức vừa thể hiện nguồn tiềm lực có hạn, vừa thể hiện tính cào bằng ở mức thấp. Do đó, cần bỏ cơ chế phân bổ ngân sách theo định mức trên biên chế được giao; chuyển từ cấp phát ngân sách dựa theo nguồn lực đầu vào sang cấp ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra gắn với quy trình quản lý ngân sách trung hạn là một phương thức ưu việt trong phân bổ nguồn kinh phí của NSNN.

* Căn cứ đề xuất giải pháp

- Căn cứ Luật NSNN ngày 25/6/2015; căn cứ Điều 11 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN;

- Căn cứ nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore và Hoa Kỳ về quản lý sử dụng ngân sách.

* Nội dung giải pháp

- Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước trên cơ sở xác định rõ kinh phí ngân sách gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Cấp ngân sách theo mục tiêu và kết quả đầu ra,nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hướng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, đồng thời đề cao vai trò của Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước giao.

* Điều kiện thực hiện các giải pháp

- Có sự phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Xây dựng văn bản thỏa thuận bằng giữa cơ quan giao nhiệm vụ và cơ quan nhận nhiệm vụ về việc quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Xây dựng ban hành hệ thống tiêu chí xác định khối lượng, số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành nhiệm vụ và cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

* Dự kiến kết quả đạt được

Thực hiện quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực ngân sách gắn kết được kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)