2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
2.2.2.1 Công tác lập dự toán
Công tác lập dự toán thực hiện theo Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của sách nhà nước năm 2015; Căn cứ vào Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Căn cứ vào Thông tư số 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Căn cứ Nghị quyết số 1064/NQ- UBTVQH12 ngày 29/4/2011; Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2013 về việc giao chỉ tiêu biên chế cho KTNN; Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm trước và dự kiến kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ Công văn hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán Ngân sách hàng năm của KTNN.
KTNN triển khai công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc KTNN gửi Văn phòng KTNN (Ban Tài chính) để thẩm định, tổng hợp vào dự toán NSNN của KTNN (đơn vị dự toán cấp I). Việc lập dự toán ngân sách hàng năm của KTNN được thực hiện từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí (đơn vị dự toán cấp 3) và được tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dưới lên. Các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp phải thẩm định dự toán của các đơn vị cấp dưới theo phân cấp quản lý trước khi tổng hợp báo cáo dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên, đảm bảo dự toán của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ được giao năm kế hoạch. Trong quá trình xem xét, thẩm định dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý, cơ quan dự toán cấp trên có quyền yêu cầu thủ trưởng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc cung cấp thông tin, bổ sung nội dung thuyết minh, yêu cầu lập lại dự toán trong trường hợp dự toán không đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
mẫu số liệu theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và hướng dẫn của cấp trên (nếu có) hàng năm; (2) Phải có báo cáo thuyết minh dự toán bao gồm các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm kế hoạch, có so sánh với thực hiện quyết toán ngân sách năm trước, những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự toán, đề xuất các kiến nghị và giải pháp; (3) Các căn cứ xây dựng dự toán năm sau, trong đó nêu rõ các yếu tố biến động về tổ chức, biên chế, các nhiệm vụ mới và nhiệm vụ dự kiến phát sinh; (4) Danh mục chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi: Đầy đủ các nguồn kinh phí theo quy định, gồm dự toán chi kinh phí thường xuyên và dự toán chi kinh phí không thường xuyên.
Công tác lập dự toán kinh phí chi thường xuyên (dựa vào tổng quỹ lương và chi phí quản lý hành chính) kinh phí chi cho con người được xác định vào chỉ tiêu biên chế được giao và số người được tăng lương định kỳ 3 năm/01 lần, mức tăng lương theo hệ số 0,33/01 lần theo quy định. Từ đó để xác định các khoản chi theo lương (gồm có phụ cấp lương, các khoản chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp); kinh phí chi quản lý hành chính căn cứ vào Nghị quyết phân bổ định mức chi thường xuyên NSNN của UBTVQH. Đối với kinh phí thường xuyên, KTNN lập dự toán kinh phí theo qui định hiện hành. Toàn bộ dự toán kinh phí hoạt động của KTNN gửi Bộ Tài chính (trước ngày 30/7 hàng năm). Thời gian, biểu mẫu lập dự toán được thực hiện theo quy định của Nhà nước.