Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 82 - 83)

2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại KTNN

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Thứ nhất: do việc xây dựng định mức khoán sát với thực tế là một vấn đề khó, đòi hỏi phải căn cứ vào thực tế sử dụng qua nhiều kỳ, phân tích các yếu tố liên quan để xây dựng mức khoán đảm bảo hiệu quả nhất, phải phù hợp với giá cả thị trường, phù hợp với khả năng nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên khả năng giám sát, theo dõi chi tiêu để làm cơ sở xây dựng định mức khoán của bộ máy quản trị, kế toán còn hạn chế; kinh phí phân bổ cho chi thường xuyên tự chủ (ngoài quỹ tiền lương) còn thấp nên chưa khuyến khích cho các đơn vị trực thuộc xây dựng định mức khoán chi. Do định mức khoán chi hoạt động gặp khó khăn về nguồn kinh phí để thực hiện khoán. Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2018, định mức chi thường xuyên tăng, nhưng bao gồm chi cho hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (tiền lương và chi

hoạt động thường xuyên) vào định mức, nên thực tế định mức chi thường xuyên không tăng trong khi giá cả thị trường tăng, nên KTNN gặp khó khăn trong nguồn kinh phí thực hiện khoán.

Thư hai: do cơ chế chính sách của Nhà nước cho phép lập dự toán theo biên chế được giao (kể cả biên chế chưa tuyển đủ) trên cơ sở định mức phân bổ NSNN nên có một số hạn chế nhất định như: định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự gắn với các tiêu chí đảm bảo chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc. định mức phân bổ dự toán chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế và tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến đặc thù ngành và biến động của thị trường.

Thứ ba: cơ chế chính sách cho phép sử dụng kinh phí quản lý hành chính của chỉ tiêu biên chế chưa tuyển đủ. Vì vậy, nhìn vào mức chi thu nhập tăng thêm không đánh giá chính xác khả năng tiết kiệm chi phí của đơn vị.

Thứ tư: công tác quyết toán chưa gắn với kết kết quả đầu ra, khối lượng, chất lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao do Nhà nước chưa có hệ thống chỉ tiêu, chuẩn mực để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị để khuyến khích cán bộ, công chức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như nỗ lực trong việc sử dụng tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính.

Thư năm: việc chi chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích còn hạn

chế là do chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác hàng năm của

cán bộ, công chức, bên cạnh đó ý thức bình bầu danh hiệu, xét thành tích thi đua của công chức chưa khách quan phản ánh đúng kết quả công tác của người được bình bầu.

Thư sáu: việc kiểm tra quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên tự chủ của các đơn vị chưa thường xuyên là do công tác tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất của đơn vị dự toán cấp I chưa được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)