chịu trách nhiệm tại KTNN
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, cải cách tài chính công là nhiệm vụ rất nặng nề, nhất là nhiệm vụ đổi mới cơ chế tài chính của cơ quan hành chính để thực sự tăng tính tự chủ của các cơ quan, đơn vị. Do vậy, đây
là một trong những nội dung quan trọng mà cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo KTNN cần tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện một số giải pháp trong thời gian tới như sau:
3.2.1 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
* Căn cứ đề xuất giải pháp
- Căn cứ Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; căn cứ thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
- Căn cứ kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của công chức tại các đơn vị trực thuộc KTNN về mục tiêu của cơ chế tự chủ đối với cơ quan hành chính.
* Nội dung giải pháp
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên, các chính sách của nhà nước trong việc sử dụng tiền và tài sản công;thực hiện Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 13/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo thực hiện và tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cơ chế tự chủ cho cán bộ, công chức thấy rõ vai trò, ý nghĩa trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, tạo tiền đề đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết quả đầu ra.
- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị kịp thời ban hành Kế hoạch hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để tổ chức thực hiện trong toàn ngành;
- Có Kế hoạch tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền chế độ chính sách của nhà nhước; phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tập huấn công tác quản lý tài chính và tạo điều kiện tốt nhất cho công chức được tham gia các lớp đào tạo về công tác quản lý tài chính công;
- Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
* Dự kiến kết quả đạt được
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về thực hành tích kiệm, chống lãng phí, đưa công tác thực hành tích kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc KTNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước;
- Vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và ý thức của công chức được nâng lên; từ đó phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng NSNN.