Định hướng chung của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 87 - 88)

Theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Chính phủ xác định trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Như vậy có thể thấy quyết tâm của Chính phủ cũng như sự đánh giá của Chính phủ về vai trò và tầm quan trọng của Cải cách HCNN. Đây là quan điểm chỉ đạo quyết liệt cho các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống HCNN cần tích cực triển khai thực hiện một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách cải cách đã triển khai ở giai đoạn trước, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách ở giai đoạn tiếp theo để thực hiện việc cải cách hành chính một cách toàn diện.

Tại Điều 26, Luật thực hành, tiết kiệm chống lãng phí được Quốc hội khóa 13 đã nêu: “Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; khuyến khích cơ quan, tổ chức thực hiện giao khoán một số khoản kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp”.

Thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức. Theo đó biên chế công chức được xác định trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu công chức theo ngạch; mỗi cơ quan cần xác định rõ vị trí việc làm thì mới xác định được biên chế

công chức để tuyển dụng. Đó chính là cơ sở và giải pháp có tính liên thông góp phần xác định biên chế đúng, biên chế đủ nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Theo lộ trình Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020, quan điểm của chính sách cải cách tiền lương là coi tiền lương là đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển, tiền lương là nguồn thu nhập chính của cán bộ, công chức và đạt mức trung bình khá trên thị trường lao động. Vì vậy trong giai đoạn quá độ Nhà nước đang thực hiện lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu (2012- 2020) cần tiếp tục cho phép thực hiện cơ chế sử dụng từ kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức theo năng lực và hiệu quả công việc, nhằm tạo động lực làm việc, thúc đẩy năng suất lao động (vì trong khi mức tiền lương thu nhập của cán bộ, công chức còn hạn chế có khó khăn). Sau khi lộ trình cải cách chính sách tiền lương đã đạt mục tiêu về tiền lương tối thiểu, không nên tiếp tục thực hiện cơ chế sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, vì thực chất đây cũng là kinh phí bố trí để phục vụ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng lại dùng để chi tăng thu nhập; theo đó khi nhà nước thực hiện tiền lương tối thiểu đã đảm bảo đủ và quan hệ tiền lương phù hợp, đến năm 2020 sẽ tổng kết cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, để kiến nghị Chính phủ cơ chế quản lý tài chính mới cho phù hợp.

Mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước giai đoạn 2014-2020 là tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tài chính đối với cơ quan nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu của Chiến lược tài chính 2011-2020 là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vữmg, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại kiểm toán nhà nước​ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)