Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 80 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Không gian-thời gian nghệ thuật nghệ thuật

3.2.2.2. Thời gian đồng hiện

Thời gian vốn có tính liên tục, một chiều, không thể đảo ngược, từ quá khứ, đến hiện tại, rồi mới đến tương lai. Tuy nhiên trong thế giới nghệ thuật văn chương, quá khứ, hiện tại và cả tương lai có thể cùng xuất hiện, đó là hiện tượng mà người ta gọi là đồng hiện. Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ kiểu

thời gian đồng hiện xuất hiện trong nhiều tác phẩm góp phần tái hiện cuộc sống cũng như con người đô thị hiện đại.

Tân cảng là một câu chuyện đầy xúc động có sự đan xen giữa quá khứ và

hiện tại cùng những dự định tương lại. Quá khứ là những kỉ niệm êm đềm hạnh phúc, anh và em được ở bên nhau. Khi đó dù gia đình của chúng còn nghèo, phải ở trong không gian chật chội tù túng của những ngôi nhà tập thể nhưng lúc nào cũng ngập tràn yêu thương. Còn hiện tại, ngôi nhà to, rộng đầy đủ tiện nghi, đồ chơi chẳng thiếu thứ gì nhưng lại nhuốm màu li biệt. Cha mẹ li hôn, hai anh em mỗi người một nơi. Sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại đã tạo lên sự lôi cuốn hấp dẫn cho cốt truyện. Đồng thời số phận, tính cách và những khao khát của nhân vật dần được bật mí. Cuộc sống đô thị hiên đại ngày càng phát triển nhưng không tránh được những va chạm, đổ vỡ.

Trong Hậu thiên đường, nhân vật tôi trong sinh nhật lần thứ 16 của con gái đã kể: “Bây giờ, khi tôi bốn mươi tuổi thấy sao lâu nay để tuổi thơ con trôi qua trong nỗi buồn sự cô đơn và hứng chịu nỗi cay đắng của người đàn bà bị phụ bạc. Bỗng nhiên lâu lắm rồi tôi lại thấy phụ bạc nó”. Rồi trong chốc lát chị nhớ lại quá khứ ngày xưa: “Chỉ có con tôi là khổ. Cái sự sinh ra nó trên đời cũng vậ. Ngày ấy, khi sung sướng, chúng tôi chỉ nghĩ đến mình. Nhưng khi đau khổ tôi lại mang nó ra mà soi, mà ngắm , và nhìn nó như chướng ngại vật cản trở tôi bước trên đường đời”. Bằng việc tái hiện cả quá khứ và cả hiện tại, nhà văn đã thể hiện được những đau khổ, dằn vặt, sự giày vò giằng xé trong tâm hồn người mẹ từng có nhiều lầm lỗi.

Còn trong Dĩ Vãng, nhân vật tôi tìm gặp lại vị đội trưởng của mình năm

xưa. Những kí ức về những năm tháng nhập ngũ hiện về trong tâm trí của “tôi”. Quá khứ chập chờn ẩn hiện đan cài hòa quyện vào nhau. Theo dòng hoài niệm của nhân vật người đọc lại được trở về với những kí ức của anh, kí ức về vị đội trưởng nghiêm khắc. Song hành với đó là cuộc sống hiện tại của vị đội trưởng

già. Vốn là người lính chinh chiến trải qua bao bão tố của chiến tranh, hôm nay chú Xung lại phải đối diện với bao sự đổ vỡ, bi kịch gia đình. Vợ bỏ đi, lại về, lại đi…cứ như thế để lại nỗi đau gặm nhấm trong tâm hồn người đàn ông từng trải. Nhờ sử dụng thời gian đồng hiện mà người đọc cảm nhận được tính cách cũng như những bi kịch tinh thần giằng xé của nhân vật.

Với tay là đến cũng có sự đan cài giữa thời gian hoài niệm và cuộc sống thực tại, cùng những khao khát về tương lai của nhân vật Dương. Kí ức về tuổi thơ ngọt ngào bên mẹ ở vùng biển nghèo quê hương dội về trong tâm trí của Dương. Nó giống như dòng suối mát trong lành xoa dịu những đau đớn vật vã của hiện tại khi Dương phải đối diện với cơn thèm thuốc. Nó cũng nguồn sữa nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng được trở về với cuộc đời sau những vấp ngã, lầm lỗi của một thời tuổi trẻ bồng bột. Sự đan cài hòa quyện giữa thời gian hoài niệm với thời gian thực tại cùng những dự ước về tương lai vừa tạo nên sự lôi cuốn, bất ngờ thú vị cho câu chuyện, vừa giúp người đọc hiểu hơn về số phận nhân vật. Cùng với thời gian tuyến tính, thời gian nghệ thuật trở thành tín hiệu tẩm mĩ giàu ý nghĩa.

Như vậy bằng việc xây dựng những kiểu không gian-thời gian khác nhau Thu Huệ đã thể hiện được phong cách riêng của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật hữu hiệu thể hiện bức tranh đô thị muôn màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)