Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nói đến nhân vật văn học là nói đến đối tượng được nhà văn thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện ngôn ngữ. Đối tượng ở đây không chỉ là con người, mà có thể là các con vật, là cỏ cây, hoa lá, dòng sông, con suối, hay một sự vật, hiện tượng nào đó trong tự nhiên, xã hội. Nhân vật chính là phương tiện để khái quát hiện thực.“Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và những quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”[27, tr279]. Không chỉ thế, nhân vật còn là phương tiện để nhà văn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình đối với từng loại người trong xã hội, đối với hiện thực được phản ánh. Chính vì thế nhân vật trở thành yếu tố trung tâm để xem xét giá trị một tác phẩm văn học đồng thời khẳng định được tài năng nghệ thuật của tác giả.

Chính bởi nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm vì vậy nhà văn dành hết bút lực của mình vào việc xây dựng nhân vật. Có nhiều phương thức thể hiện nhân vật khác nhau như miêu tả nhân vật qua ngoại hình, qua ngôn ngữ, qua hành động, cử chỉ, hay miêu tả nội tâm…Việc vận dụng linh hoạt các phương thức thể hiện ấy như thế nào phụ thuộc vào tài năng cũng như ý đồ nghệ thuật của tác giả trong mỗi tác phẩm.

Qua khảo sát nhiều truyện ngắn viết về đề tài đô thị của Thu Huệ, chúng tôi nhận thấy tác giả đã vận dụng thành công nhiều phương thức xây dựng nhân vật

góp phần thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm đồng thời cho thấy Thu Huệ là một cây bút nữ giàu tài năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 59 - 60)