Văn học đô thị Việt Nam sau 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Văn học đô thị Việt Nam

1.2.3. Văn học đô thị Việt Nam sau 1986

Từ năm 1986 trở đi, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, văn học Việt Nam cũng có bước chuyển mình mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người thời đại mới. Đề tài đô thị cũng trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút được nhiều nhà văn tên tuổi như: Nguyễn Việt hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Khải, Hồ Anh Thái, Nguyễn Huy Thiệp…Bức tranh đô thị muôn màu, sống động hiện lên các trang văn. Ở đó đô thị vừa là biểu hiện cho cái văn minh, phồn hoa, đô hội, phát triển, nhưng đi kèm với đó là những tệ nạn, cám dỗ có nguy cơ đe dọa và làm tha hóa nhân cách con người. Nhà nghiên cứu Đỗ Hải Ninh đã từng nhận xét về sự phát triển mạnh của văn học đô thị hiện nay như sau: "Trong văn học đương đại đã có những tác giả thành công khi viết về đô thị, thể hiện được nét đặc sắc cuộc sống và con người đô thị như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thụy… Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất của con người và đời sống đô thị: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu, thiếu vắng. Văn học viết về đô thị đương đại đã rất thành công khi kiến tạo nên kiểu nhân vật trí thức, nhưng tôi vẫn mong các nhà văn viết về đô thị hãy nhìn xuống “dưới đáy” để có nhiều tác phẩm thể hiện được đời sống đô thị đa diện, đa chiều hơn nữa”.

Là một cây bút kì cựu, sau đổi mới Nguyễn Khải cũng nhanh chóng bắt kịp hơi thở nóng hổi của cuộc sống mới với nhiều sáng tác viết về đề tài đô thị. Với tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải đã gửi trọn niềm tin yêu, trân trọng và kính phục với những con người Hà Nội. Trước bão táp của nền kinh tế thị trường, trải qua bao thăng trầm, biến động, những con người Hà Nội như cô Hiền, bà Bơ… vẫn luôn giữ được “nếp nhà”, vẻ đẹp cốt cách, thanh lịch,

tự trọng của con người đất kinh kì. Đó là “những hạt bụi vàng” mãi lấp lánh và tỏa sáng giữa những xô bồ, bụi bặm của cuộc sống đô thị đương đại. Hình ảnh cây si già cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi hồi sinh chính là biểu tượng của niềm tin vào những giá trị vàng son của Hà Nội sẽ mãi trường tồn (Một người Hà Nội).

Nói đến đề tài đô thị không thể không nhắc đến Nguyễn Việt Hà. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, gắn bó máu thịt với Hà Nội, hơn ai hết nhà văn thấm thía một cách sâu sắc những mất mát, đổi thay của mảnh đất này. Hà Nội trở thành không gian quen thuộc trong nhiều sáng tác của Việt Hà như: Cơ hội của Chúa, Khải

huyền muộn, Ba ngôi của người… Tình yêu sâu nặng với mảnh đất bao năm

gắn bó cùng những trải nghiệm thực tế, vốn hiểu biết tường tận về con người, phố phường Hà Nội đã giúp cho Nguyễn Việt Hà có những trang văn xúc động, gợi ra cái hồn cốt của mảnh đất của đất kinh kì. “Tác giả đã dựng lên bức tranh thực về Hà Nội hôm nay – nơi quần cư của nhiều con người đến từ mọi miền, hòa hợp với những giá trị tự thân của Hà Nội, tạo nên nét tinh tế, tao nhã của văn hóa Thăng Long” [51]. Nhưng nhà văn cũng tỉnh táo để nhận ra rằng bên cạnh một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, thanh lịch, vẫn có một Hà Nội xấu xí, xô bồ, ồn ào, bụi bặm, nhếch nhác, con người dần trở nên chao chát, cộc cằn, thô lỗ, toan tính, vụ lợi. Nhà văn lên tiếng báo động về những hư hao, nhạt dần, nhòa dần của những giá trị văn hóa, những thuần phong mĩ tục bao đời của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Ngoài ra còn phải kế đến nhiều tác giả với nhiều tác phẩm viết về đô thị khác như: Hồ Anh Thái với tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bảo Ninh

với Khắc dấu mạn thuyền hay Hà Nội lúc không giờ, Phong Điệp (Lạc chốn

thị thành, Nhật kí nhân viên văn phòng), Dương Thụy (Con gái Sài Gòn), Đỗ

Tóm lại có thể nói, từ sau 1986, văn học đô thị đã có những bước đi mạnh mẽ, khẳng định được đây là dòng văn học chủ lưu của nền văn học Việt Nam đương đại. Chính nó góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền văn học nước nhà. Đồng thời cũng báo hiệu một tương lai tươi sáng cho dòng văn học này ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)