Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 65)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ

3.1.3.1. Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, trực tiếp bày tỏ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ bên trong của mình. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc được nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác sử dụng nhằm miêu tả thế giới nội tâm cũng như tính cách, số phận nhân vật. Trong văn học Việt Nam từ văn học trung đại đến văn học hiện đại nhiều tác giả cũng đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật này góp phần tạo nên những nhân vật bất hủ như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao… Kế thừa truyền thống đó, trong

nhiều truyện ngắn của mình Thu Huệ cũng sử dụng triệt để loại ngôn ngữ này đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.

Trong truyện ngắn của Thu Huệ, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện nhiều dưới dạng tự bạch. Tự bạch là nhân vật xưng tôi, tự kể chuyện về mình, trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, tâm tư thầm kín của chính mình. Có thể thấy kiểu ngôn ngữ này xuất hiện trong một số truyện ngắn như: Người đi tìm giấc mơ, Biển ấm, Ám ảnh, Hình bóng cuộc đời…

Người đi tìm giấc mơ là lời tự bạch của một cô gái bất hạnh. Sinh ra mà

chưa một lần được gặp cha, chưa một lần gọi tiếng cha, lớn hơn, mẹ cũng bỏ đi tìm hạnh phúc khác, cô bé bỗng dưng thành một đứa trẻ mồ côi. Điểm tựa tinh thần cuối cùng là người bà tần tảo. Hai bà cháu nương tựa rau cháo qua ngày với một cửa hàng sách nhỏ. Những tưởng cô sẽ tìm được hạnh phúc và bến đỗ bình yên khi có một chàng trai đem lòng yêu mến muốn cưới làm vợ, dù người đó có bị tật nguyền. Nhưng về nhà chồng cô mới biết gia đình chồng chỉ coi cô như cái máy đẻ. Chẳng thể sinh con, họ chửi bới hắt hủi, đánh đập cô dã man. Bà chết, chỗ dựa tinh thần duy nhất không còn, nỗi đau thể xác cùng những giày vò về tinh thần khiến cô bấn loạn, đi lang thang và sống với giấc mơ không thành của mình: giấc mơ hạnh phúc. Lời tự bạch của cô gái cho thấy những tâm trạng đau đớn, những bi kịch cùng niềm khao khát kiếm tìm hạnh phúc của nhân vật.

Ám ảnh cũng là lời tự bạch của Thạnh về cuộc sống gia đình của mình. Lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, cha là một kẻ gia trưởng, vũ phu ngoại tình hết với người đàn bà này đến người đàn bà khác, Thạnh- một đứa trẻ mới lớn chịu nhiều ám ảnh. Ám ảnh về việc làm sai trái của bố, ám ảnh về những đổ vỡ trong gia đình, ám ảnh về sự hiền từ đến nhu nhược của mẹ để rồi cậu bé lớn lên luôn mang trong mình nỗi ám ảnh về tội ác. Ám ảnh mình một ngày đó sẽ giết cha, giết những người đàn bà phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác và bị xử tử…Lời tự bạch của Thạnh cũng đem đến cho người đọc nhiều ám ảnh, nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

Bên cạnh lời tự bạch, truyện ngắn của Thu Huệ cũng chọn dạng ngôn ngữ độc thoại nội tâm dưới dạng nhật ký để khám phá thế giới tinh thần bên trong con người. Trong Hậu thiên đường kiểu ngôn ngữ này đã phát huy tối đa tác dụng trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Những suy nghĩ ngây thơ, trong trẻo của cô con gái về tình yêu, cuộc sống được gửi gắm qua những trang nhật kí: “Ngày. Hôm nay đang ngồi trong lớp đợi mưa tạnh, chợt thấy cuối đường một chị che cái ô đỏ. Đẹp thế không biết…”, “Ngày. Sao mẹ hay về

khuya thế. Mình mà như mẹ, mình sẽ lấy chồng”, “Mình thích anh ấy vì mắt anh ấy đẹp”, “Ngày. Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về, mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng nhiên anh ấy hiện ra ở đầu đường: bé con, mấy ngày vừa rồi anh phải có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá, phải đón em đây. Ối giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi. Mẹ bảo cái bọn đàn ông rặt một loạt đểu cả, đừng nên tin ai. Mình thì thấy ai cũng đáng tin hết, nhất là anh”. Nhật kí trở thành người bạn tri kỉ để cô bé gửi gắm, giãi bày bao vui buồn, mong ước trong cuộc sống. Thiếu vắng tình yêu của cha, sự quan tâm của mẹ, tất cả những tâm trạng phức tạp của cô gái mới lớn gửi tất vào những trang nhật kí. Để rồi, một ngày người mẹ vô tình đọc được những dòng tâm sự ấy, chị hốt hoảng nhận ra con mình đã lớn. Đau đớn tột cùng khi chị phát hiện con gái đang đi vào vết xe đổ của mình năm xưa. Bao nhiêu sự giằng xé, day dứt của người mẹ được diễn tả bằng những lời độc thoại: “tôi lặng người”, “tôi có cảm giác như mình bỗng hóa thành đá”, “tôi lặng lẽ ra sân”, “tôi có cảm giác như mình bỗng tan thành nước”, “giống như một người điên”… Để rồi, cuối cùng chị đã chết trong nỗi uất hận, trong sự ân hận tột cùng của một người mẹ thương con nhưng quá muộn màng.

Sử dụng ngôn ngữ độc thoại, Thu Huệ đã đi sâu miêu tả được đời sống bên trong tâm hồn con người khơi dậy những xúc cảm thầm kín nhất, những khát vọng giấu kín, những nỗi niềm riêng khó có thể giãi bày của con người đô thị hiện đại. Qua đó Thu Huệ cũng chứng tỏ tài năng am hiểu đời sống tình cảm của con người cũng như biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật. Tất cả góp phần tạo nên những trang văn giàu xúc cảm, đem đến cho bạn đọc những thông điệp nhân văn sâu sắc.

3.1.3.2. Ngôn ngữ đối thoại

Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ độc thoại để thể hiện tính cách, tâm trạng của nhân vật thì Nguyễn Thị Thu Huệ còn sử dụng ngôn ngữ đối thoại.

Con người đô thị hiện đại mải miết chạy theo vòng xoáy của tiền tài, danh vọng vì vậy yêu thương con người dành cho nhau ngày càng ít. Trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi thấy xuất hiện khá nhiều những mẩu đối thoại ngắn, rời rạc giữa các nhân vật. Con người như chìm vào thế giới của cá nhân. Người ta không đối xử với nhau cởi mở, hồ hởi, thân thiện như trước nữa. Tất cả đều kiệm lời tới mức tối đa:

-“Cô có thể ngồi với tôi vài phút, tôi muốn hỏi cô chuyện này”,

-“Dạ”

- “Tôi có việc phải đi xa thành phố ba năm”

- “Dạ”

- “ Hồi trước khi đi, tôi và bạn trai thường ăn ở đây, lúc ấy cô đã làm quản lý, cô có nhớ tôi không”.

-“ Dạ. Tôi có nhớ chị. Bạn chị người Thụy Điển”.

-“ Đúng rồi”.

Đó là đoạn đối thoại giữa cô gái đi xa sau ba năm trở về thành phố thân yêu với người quen cũ trong Thành phố đi vắng. Những câu trả lời ngắn như tiếng của những con rô bốt phát ra từ miệng của cô quản lí nhà hàng đã cho thấy cuộc sống của con người đô thị, mải miết với công việc, với bộn bề lo toan kiếm sống, tình yêu thương, sự quan tâm, cởi mở chân thành con người dành cho nhau ngày càng ít đi.

Suy nghĩ và lối sống của những sinh viên trí thức cũng được phơi bày qua ngôn ngữ đối thoại giữa Hoài và Thanh:

- “Nó vừa ki, vừa Trư như thế mày đánh đu làm gì?

- Nó không ki với tao. Nó làm ăn được toàn đưa tao giữ để chi tiêu. Thằng này tuy cục súc nhưng được cái thật thà. Chỉ ăn ngủ và vần tao chứ không để ý con khác. Trong khi các khóa sau mình bao con hơ hớ ra đấy. Không yêu nó, mày bảo yêu ai?..” (Xin hãy tin em)

Trong Phù Thủy bản chất dâm ô, xấu xa, sự tha hóa biến chất của lão hàng xóm cũng được bộc lộ qua đoạn đối thoại với đứa trẻ:

“- Tại sao bác cứ nhìn cháu. Nó hỏi

- Cháu bao nhiêu tuổi. Ông ta hỏi và ngồi bên cạnh.

- Mười hai tuổi- Nó trả lời

- Lớn quá. Ngực cháu rất đẹp

- Gì cơ ạ? Nó không hiểu ông ta nói gì.

- Ngực cháu ấy. Nó trắng ngần và phổng phao như ngực thiếu nữ. Chú chưa thấy ai có bộ ngực như cháu(...)

- Chú sẽ dạy cho cháu hiểu. Cuộc sống tuyệt lắm. Nhà chú cách nhà cháu cái ngõ, sang đó chú dạy cháu thành người lớn”.

Bộ mặt vô liêm sỉ của kẻ dâm ô đã được phơi bày khi lão hàng xóm gạ gẫm con bé đáng tuổi con mình. Dù là một người đàn ông lớn tuổi, đã có gia đình đàng hoàng, nhưng hắn sẵn sàng buông ra những lời tán tỉnh thô thiển, thiếu văn hóa với một đứa trẻ vị thành niên. Những lời lẽ thô tục ấy như một thứ nước rửa, phơi bày bộ mặt bỉ ổi của hắn, khiến hắn hiện nguyên hình là một tên yêu râu xanh đáng khinh bỉ.

Trong truyện ngắn Thiếu phụ chưa chồng sự trơ tráo, ích kỉ của My cũng được qua những lời nói My nói với chị:

- Thôi đi, chuyện sau này chị đừng bàn ra đây, biết đâu tôi không nhằn được chồng chị trước. Thời của tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị mà ngớ ngẩn à? Giời ơi, biết có sống đến lúc ấy mà ân với cả hận.

- Thế em muốn gì? Em không nghĩ đến thằng cháu ruột em à, và gia đình mình nữa. Con người sống lúc nào cũng chỉ có mình với người mình yêu đâu, có biết bao mối quan hệ?

- Tôi sống với Dương, không cần cưới xin, anh chị cũng chẳng cần bỏ nhau,chỉ cần viết cho tôi một cái giấy cam kết thôi là đủ.

Tôi cóc cần sống vì ai, tôi vì tôi bởi vì có ai vì tôi đâu.”

Qua lời lẽ táo tợn sống sượng của mình, My bộc lộ là một cô gái ích kỉ đến tàn nhẫn, chỉ vì ham muốn, dục vọng các nhân mà sẵn sàng chà đạp, bất chấp cả luân lí đạo đức. Cũng qua đoạn đối thoại này, người đọc cảm nhận được sự nhu mì, yếu đuối, đau khổ thậm chí có phần bế tắc, bất lực của Hảo khi biết chính chồng và em gái ruột là những kẻ đâm sau lưng cô. Khác với lối sống ích kỉ chỉ biết đến mình của My, Hảo là người phụ nữ giàu tình cảm, trân trọng những giá trị đạo đức truyền thống. Hảo cũng là người từng trải khi chị nhận ra rằng, con người không chỉ sống với tình yêu mà xung quanh còn có bao mối quan hệ cần nâng niu giữ gìn, không thể vì tình yêu của bản thân mà chà đạp lên tất cả nhất là tình cảm gia đình thiêng liêng quý giá.

Như vậy ngôn ngữ trở thành thủ pháp hữu hiệu giúp nhà văn tái hiện chân dung nhân vật con người đô thị. Bởi lẽ tính cách nhân vật không chỉ bộc lộ qua hành động cử chỉ, điệu bộ mà còn qua lời nói. Hơn thế thông qua ngôn ngữ, người đọc cũng cảm nhận được thói quen tư duy, giao tiếp của cả cộng đồng trong thời kì đô thị hóa.

3.2. Không gian- thời gian nghệ thuật nghệ thuật 3.2.1. Không gian nghệ thuật 3.2.1. Không gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” đồng thời “thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của thời gian hay của một giai đoạn văn học” [11, tr134]. Như vậy không gian nghệ thuật chính là môi trường sống của nhân vật, là nơi diễn ra các biến cố, sự kiện của câu chuyện. Việc tạo dựng không gian nghệ thuật như thế nào phụ thuộc vào tài năng và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Nếu như trong điêu khắc và hội họa, chất liệu đặc trưng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật là hình khối, đường nét, màu sắc, vì vậy những người nghệ sĩ chỉ có thể lựa chọn cho mình một không gian tĩnh. Nghĩa là, trong hội họa và điêu khắc không có sự, vận động phát triển của không gian, thời gian. Nhưng với chất liệu đặc trưng để xây dựng tác phẩm văn học là ngôn từ, nên nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển đến nhiều không gian, thời gian khác nhau. Có thể là không gian rộng lớn nhưng cũng có thể là không gian hẹp, có thể là không gian thực cũng có thể là không gian tâm tưởng mang nặng tâm trạng của con người. Qua việc khảo sát các truyện ngắn của Thu Huệ viết về đề tài đô thị, chúng tôi nhận thấy trong các sáng tác của chị xuất hiện một số kiểu không gian như: Không gian gia đình, không gian căn phòng, không gian tâm tưởng.

3.2.1.1. Không gian gia đình

Một tỷ lệ lớn truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chọn không gian gia đình làm nền cảnh cho câu chuyện. Chúng ta bắt gặp kiểu không gian này trong nhiều câu chuyện của Thu Huệ như:Sống gửi thác về, Nước mắt đàn ông, Hậu thiên đường, Phù Thủy, Tân Cảng, Ám ảnh, Của để dành... Những mặt trái

của nền kinh tế thị trường, sự thay đổi quan niệm, giá trị sống của con người đương đại được phản chiếu trong không gian đô thị thu nhỏ: gia đình.

Gia đình vốn là tổ ấm thiêng liêng mà ở đó các thành viên gắn kết yêu thương, là nơi con người tìm được bến đậu bình yên sau những bão giông của cuộc đời nhưng trong những ngôi nhà xa hoa lộng lẫy kia biết bao con người vẫn ngày đêm sống với nỗi cô đơn, giày vò, bi kịch. Đó là nỗi cô đơn buồn tủi của người phụ nữ trong những đêm dài thiếu vắng bóng chồng; nỗi đau đớn của hai đứa trẻ khi phải li biệt mỗi đứa một nơi (Tân Cảng); là nỗi đau, sự bất lực của một người đàn ông không đủ sức níu kéo, gìn giữ hạnh phúc đời mình (Dĩ

Vãng); là sự đau đớn cô đơn của người cha suốt một đời hi sinh cho gia đình

(Nước mắt đàn ông); sự bế tắc của cô con gái khi thiếu vắng tình thương, sự quan tâm chăm sóc của mẹ để cuối cùng đi vào vết xe đổ của mẹ (Hậu thiên

đường); là sự ngờ vực không hiểu được chính cha mẹ của mình (Phù Thủy); là

nỗi ám ảnh của người con khi chứng kiến thói gia trưởng, trăng hoa của chính cha mình (Ám ảnh) và cả những xáo động của cuộc sống gia đình trước cơn sốt kinh tế thị trường (Mi-nu xinh đẹp)… Tái hiện không gian gia đình, Thu Huệ đã thấy được những tác động ghê gớm của nhịp sống hiện đại, của nền kinh tế thị trường đối với từng gia đình. Bởi lẽ gia đình chính là tế bào của xã hội. Mọi sự biến động của xã hội đều ít nhiều tác động đến gia đình.

Chính bởi lẽ con người không tìm được sợi dây gắn kết, tình yêu, hạnh phúc trong gia đình nên nhiều nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ đã có thiên hướng xê dịch thoát khỏi không gian ấy. Đó là hình ảnh của Lan trong Một

nửa cuộc đời. Suốt ngày quanh quẩn trong nhà, bên xó bếp với những công việc

thường nhật của một người mẹ, người vợ, Lan cảm thấy ngột ngạt, nhàm chán, vô vị. “Ngày nào em cũng thấy mòn đi, mỗi ngày một tí, một tí… Em trở nên đần độn, trì trệ, quẩn quanh ở xó bếp, xó cửa… Chỉ mươi năm nữa, em thành một cụ già bốn mươi tuổi, không ai nhận ra em nữa”. Chính vì thế, Lan mong muốn vượt thoát ra khỏi không gian gia đình để đến một chân trời mới bên người tình, được nếm trải những ngọt ngào, lãng mạn, bay bổng của tình yêu. Nhưng sau những xúc cảm thăng hoa giữa biển trời bao la, trở về với không gian quen

thuộc, Lan lại thấy day dứt, hối hận. Như vậy sự xê dịch không gian ra khỏi gia đình chỉ là một phép thử để con người biết trân quý hơn những gì mình đang có và có ý thức gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Gia đình người Việt xưa ít nhiều đều có sự gắn kết với cộng đồng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 65)