Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Không gian-thời gian nghệ thuật nghệ thuật

3.2.2. Thời gian nghệ thuật

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật (…) thể hiện sự cảm thụ độc đáo của thời gian về phương thức tồn tại của con người trong thời gian” [11, tr264]. Mỗi hành động, sự kiện đều phải xảy ra ở một thời điểm nào đó. Vì vậy, đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Mỗi nhà văn, mỗi thời đại lại có quan niệm khác nhau về thời gian. Như trong văn học trung đại Việt Nam, các nhà thơ quan niệm rằng thời gian là tuần hoàn, xuân qua xuân lại lại. Nhưng đến các

nhà Thơ Mới, Xuân Diệu lại cho rằng thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi mãi mãi. Do được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên thời gian trong tác phẩm dễ dàng biến đổi linh hoạt, có thể là thời gian kéo dài hàng thế kỉ, cũng có thể chỉ là một khoảnh khắc, có thể trôi qua rất nhanh, thay đổi đột ngột, gấp gáp, cũng có thể chầm chậm, yên ả như những thước phim quay chậm. Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, đó là thời gian tuyến tính, nhưng cũng có thể là thời gian đồng hiện có sự đan cài hòa quện giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Việc miêu tả thời gian như thế nào, nhanh hay chậm, tự nhiên hay đồng hiện, hồi tưởng… phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Thời gian nghệ thuật cũng là một yếu tố nghệ thuật góp phần khẳng định tài năng của tác giả cũng như sự thành công của tác phẩm.

Trong các truyện ngắn của Thu Huệ viết về đề tài đô thị, chúng tôi nhận thấy có nhiều kiểu thời gian khác nhau. Xin được liệt ra đây và phân tích tác dụng nghệ thuật của hai kiểu thời gian chúng tôi cho là phổ biến: Thời gian tuyến tính (thời gian tự nhiên) và thời gian đồng hiện (có sự đan cài quá khứ - hiện tại - tương lai).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề tài đô thị trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)